Những trường hợp dưới đây dù thích cũng không nên ăn nhiều rau ngót
Là một loại rau ăn được, rau ngót, hay bù ngót, bồ ngót, rất được ưu dùng trong chế biến món ăn đặc biệt là nấu canh. Rau có vị ngọt thanh, tính mát, lại là một trong những vị thuốc của Đông y với nhiều công dụng giá trị như chữa ban sởi, ho, viêm họng, sốt cao,..
Tuy chỉ là một loại rau lá đơn giản, nhưng hàm lượng dinh dưỡng trong rau ngót thật sự không thể đánh giá thấp với đa dạng những dưỡng chất như chất béo, đạm, canxi,..cùng nhiều loại vitamin A, vitamin B, vitamin C đa dạng vô cùng có lợi cho sức khỏe.
Rau ngót chứa nhiều dinh dưỡng
Theo nghiên cứu, cụ thể trong 100gr rau ngót gồm:
Nước: 91,4gr
Năng lượng: 245 kcal
Carb: 11gr
Chất béo: 1gr
Chất đạm: 4,8gr
Vitamin A: 6,9gr
Vitamin B: 0,1 mg (9% giá trị khuyến nghị hàng ngày)
Vitamin C: 239 mg (288% giá trị khuyến nghị hàng ngày)
Canxi: 204 mg (20% giá trị khuyến nghị hàng ngày)
Sắt: 3 mg (23% giá trị khuyến nghị hàng ngày)
Phốt pho: 98 mg (14% giá trị khuyến nghị hàng ngày)
Kali: 457 mg (10% giá trị khuyến nghị hàng ngày)
Natri: 25 mg (2% giá trị khuyến nghị hàng ngày)
Kẽm: 0,94 mg (10% giá trị khuyến nghị hàng ngày)
Mặc dù rau ngót tốt nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn:
Phụ nữ đang mang thai
Bởi tính hàn, rau ngót được xem là đại kỵ cho phụ nữ đang mang thai vì có thể làm sẩy thai. Đặc biệt với những thai phụ có tiền sử các bệnh liên quan tới sẩy thai, sinh non, thụ tinh trong ống nghiệm lại càng nên tránh xa loại rau này. Nước rau ngót sống còn độc hơn rau ngót nấu chín rất nhiều lần.
Mặc dù rau ngót tốt nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn
Trong rau ngót có một hàm lượng chất papaverin (được tìm thấy trong cây thuốc phiện), là chất có tác dụng làm giảm đau, hạ huyết áp do giãn cơ trơn của mạch máu. Khi sử dụng nhiều rau ngót, papaverin có thể gây tăng co thắt tử cung và dẫn tới sẩy thai.
Người cao tuổi, người kén ăn, khó ngủ: Một số tác dụng phụ của rau ngót như khó thở, chán ăn và khó ngủ có thể gây khó khăn cho người lớn tuổi hoặc những người có thể trạng yếu, kén ăn và khó ngủ. Do đó, người cao tuổi, kén ăn hoặc khó ngủ nên chỉ ăn rau ngót đã nấu chín và dùng một lượng nhỏ để tránh tác động tiêu cực.
Người gầy yếu, còi xương, loãng xương: Dù rau ngót chứa nhiều canxi, nhưng cũng chứa glucocorticoid – một chất có khả năng cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho trong cơ thể. Đối với những người gầy yếu, còi xương hoặc loãng xương, việc sử dụng thực phẩm chứa glucocorticoid có thể gây hại và làm cho cơ thể khó hấp thụ dưỡng chất hơn.
Lưu ý khi sơ chế rau ngót
Theo Đông y, rau ngót có các công dụng hữu ích như thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho, giúp điều trị táo bón, nhiệt miệng và chảy máu cam một cách hiệu quả. Tuy nhiên, để rau ngót có thể phát huy tác dụng tốt, chúng ta cần lưu ý từ giai đoạn chọn lựa và sơ chế rau này. Khi sơ chế rau ngót, cần lưu ý như sau:
Chọn rau ngót có màu xanh lá mạ, lá mỏng nhưng cứng, lá không bị sâu đục.
Nên loại bỏ các lá héo, rửa bằng nước sạch nhiều lần và nên rửa dưới vòi nước chảy. Có thể ngâm rau với nước muối loãng trong khoảng 15 – 20 phút trước khi chế biến.