×

Thăng hạng giáo viên năm 2023: Nhiều giáo viên bị loại oan vì minh chứng không thống nhất

Chia sẻ với PV báo Dân Việt, nhiều thầy cô cho biết dù đủ điều kiện thăng hạng giáo viên năm 2023 nhưng bị gây khó khi yêu cầu minh chứng hồ sơ không thống nhất.

Thế nào là thăng hạng giáo viên?

Hà Nội và một số tỉnh thành hiện nay đang tổ chức thi và xét thăng hạng giáo viên năm 2023. Giáo viên từ Mầm non lên THPT được chia thành 3 hạng: hạng III, hạng II và hạng I. Trong đó, hạng I là cao nhất. Việc thăng hạng giáo viên là chuyển từ hạng thấp nhất lên hạng liền kề, ví dụ hạng III lên hạng II, hạng II lên hạng I.

Vậy giáo viên hạng III là giáo viên như thế nào?

Với THPT, tại Khoản 3, Điều 3, Thông tư 04 quy định, giáo viên hạng III phải đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng sẽ được công nhận và bổ nhiệm là giáo viên THPT hạng III – Mã số V.07.05.15. Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức được thực hiện bởi giám đốc Sở Nội vụ.

Hằng năm, hiệu trưởng với cương vị là người đứng đầu đơn vị trường học sẽ thực hiện đánh giá xếp loại viên chức theo các mức độ: Hoàn thành xuất sắc; hoàn thành tốt hoặc không hoàn thành nhiệm vụ.

Như vậy, khi thực hiện thăng hạng giáo viên THPT từ hạng III lên hạng II các giáo THPT nếu được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ thì có nghĩa là họ đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên.

Thăng hạng giáo viên năm 2023: Nhiều giáo viên bị loại oan vì minh chứng không thống nhất - Ảnh 1.

Cô Nguyễn Thị Hồng, giáo viên Trung tâm GDNN – GDTX Quốc Oai, Hà Nội. Ảnh: NVCC

Bị loại hồ sơ thăng hạng vì minh chứng không thống nhất

Theo quy định tại Thông tư số 34/2021/TT-BGDĐT hồ sơ xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II phải đảm bảo 100 điểm chấm hồ sơ trong 3 mục.

Mục I: Nhóm tiêu chí về đào tạo bồi dưỡng.

Mục II: Nhóm tiêu chí về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Mục III: Nhóm tiêu chí thực hiện nhiệm vụ.

Sở Nội vụ mới đây đã gửi các đơn vị bảng tiêu chí chấm điểm hồ sơ này. Tuy nhiên, theo chia sẻ của các giáo viên THPT tại Hà Nội hiện nay, các tiêu chí chấm điểm khiến giáo viên hoang mang, lo lắng, thậm chí bất mãn. Cụ thể tại mục II gồm 9 tiêu chí.

Theo điều 2 khoản 2 Thông tư 34/ 2021/TT- BGDĐT quy định rõ: Đối với xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, giáo viên đăng ký dự xét thăng hạng phải có đủ hồ sơ và minh chứng theo quy định. Đối với các tiêu chuẩn, tiêu chí không có minh chứng là các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, quyết định, bằng khen, giấy khen, đề tài, đề án hoặc sản phẩm được ứng dụng trong giáo dục, giảng dạy học sinh và tài liệu có liên quan thì minh chứng là biên bản đánh giá, nhận xét về khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí đó, có xác nhận của người đứng đầu cơ sở giáo dục trực tiếp quản lý, sử dụng giáo viên và theo phân cấp quản lý của địa phương. Đối với tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, minh chứng là bản sao có công chứng các văn bằng, chứng chỉ theo quy định”.

Thế nhưng, theo hướng dẫn này, các tiêu chí, tiêu chuẩn không có minh chứng là các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận… hoàn toàn có thể sử dụng biên bản đánh giá, nhận xét của người đứng đầu nhà trường để thay thế. Song nhiều giáo viên đã bị hiệu trưởng “loại thẳng tay” vì cho rằng: Minh chứng chưa đủ sức thuyết phục.

Khi giáo viên thắc mắc thế nào là thuyết phục thì chính các hiệu trưởng cũng không trả lời được. Hồ sơ bị loại, cơ hội thăng hạng bị tuột mất chỉ vì những lời giải thích mơ hồ của hiệu trưởng đã khiến giáo viên vô cùng bức xúc.

Cô Nguyễn Kim Dung, giáo viên Trường THPT Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, chia sẻ: “Bản thân tôi có 6 sáng kiến kinh nghiệm (1 sáng kiến loại B và 5 loại C); 4 năm là Chiến sĩ thi đua; Giải Ba giáo viên Giỏi cấp cụm; giải Ba bài E- learning; Giải Khuyến khích GVCN giỏi cấp trường; Giải 3 cuộc thi Tìm hiểu Bộ luật Hình sự cấp thị xã; Nhiều năm liền Giỏi việc trường đảm việc nhà; Giấy khen có thành tích đặc biệt xuất sắc năm học 2021-2022.

Tôi đã từng chấm sáng kiến kinh nghiệm cấp trường nhưng phía nhà trường không lưu nên không tìm thấy quyết định. Nhiều thành tích như vậy nhưng vừa rồi trường chấm hồ sơ, tôi vẫn chưa đủ 100 điểm với lý do “minh chứng không phù hợp”.

Cũng tại Trường THPT Xuân Khanh, cô Nguyễn Thị Ngọc Lan cho biết: “Bản thân Tôi có 4 sáng kiến kinh nghiệm, 3 năm là Chiến sĩ thi đua, chấm giáo viên thi công chức 2 lần; Hướng dẫn giáo viên tập sự, thi bài giảng Steem. Hồ sơ của tôi đã bị loại vì hiệu trưởng cho rằng minh chứng không phù hợp”.

Trao đổi với PV báo Dân Việt, thầy Nguyễn Văn Đường, giáo viên Trường THPT Phú Xuyên A, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, cho rằng: “Sở Nội vụ nên theo hướng dẫn tại Thông tư 34 của Bộ GDĐT tạo khi xây dựng tiêu chí chấm điểm hồ sơ giáo viên. Các tiêu chí về chuẩn trình độ đào tạo, bằng cấp chứng chỉ thì đương nhiên phải có minh chứng là các văn bằng, chứng chỉ. Các tiêu chí về khả năng đáp ứng yêu cầu, thực hiện nhiệm vụ… phải do hội đồng nhà trường do hiệu trưởng đứng đầu chịu trách nhiệm xác nhận thông qua biên bản nhận xét, đánh giá. Thay vì một tệp minh chứng lộn xộn, mỗi người một kiểu thiếu thống nhất thì biên bản xác nhận của hội đồng nhà trường sẽ chính xác, đảm bảo hơn”.

Khi được hỏi về minh chứng hồ sơ chỉ có giá trị trong 6 năm trở lại đây, thầy Đường cho biết: “Không phải là tất cả minh chứng đều có giới hạn 6 năm trở lại đây. Tại điều 7 khoản 2.b quy định “Đối với trường hợp dự xét thăng hạng từ hạng III lên hạng II, sử dụng quy định về nhiệm vụ của hạng II để làm căn cứ xét thăng hạng. Lấy điểm chấm minh chứng về các nhiệm vụ của hạng II mà giáo viên hạng III đã thực hiện trong 6 năm liền kề trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu thăng hạng được cấp có thẩm quyền giao. Hướng dẫn minh chứng và chấm điểm được quy định tại phụ lục kèm theo Thông tư này”.

Như vậy, việc các nhà trường không công nhận minh chứng của giáo viên sử dụng trong mục I và Mục II của bảng chấm đã quá 6 năm là sai quy định. Việc này đã tước đi quyền, lợi ích chính đáng của các thầy cô. Nhiều trường số lượng hồ sơ bị loại gần như hoàn toàn, có trường như Trường Tiểu học Sài Sơn A chỉ còn 1 hồ sơ hoặc Trường Tiểu học Yên Xá chỉ có 3 hồ sơ đủ điều kiện.

Bên cạnh đó, giáo viên THCS, Tiểu học, Mầm mon vẫn không được nộp hồ sơ dự xét thăng hạng nếu không có chức vụ như thông báo trong công văn 3277/SNV-CCVC của Sở Nội vụ Hà Nội. Đây là một bất cập vì giáo viên thuộc các Phòng Nội vụ không được dự xét thăng hạng nếu không phải là cốt cán, tổ phó trở lên, trong khi giáo viên THPT hoặc các trường trực thuộc Sở GDĐT lại được nộp hồ sơ tham gia xét thăng hạng.

Related Posts

Công thức làm tinh bột nghệ viên mật ong chữa đau dạ dày hiệu quả, ai cũng nên biết để đề phòng cho người thân

Tinh bột nghệ viên mật ong là bài thuốc dân gian đơn giản nhưng hiệu quả, giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ…

4 thời điểm vàng để uống mật ong còn tốt hơn thuốc bổ

Khi thức dậy buổi sángVào buổi sáng, su khi thức dậy, bạn có thể uống một cốc nước mật ong ấm. Đây là một thói quen tốt…

Loại cá ngậm đầy thuỷ ngân, chợ bán giá rẻ như cho nhưng người Việt vẫn cứ ăn ầm ầm

Trong thời đại hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm đang được nhiều người quan tâm, đặc biệt là khi lựa chọn hải sản. Một số…

Theo quy định những trường hợp này cần đi cấp lại Sổ đỏ nếu không muốn thiệt thòi, ảnh hưởng tới quyền lợi của mình

Sổ đỏ hộ gia đình là gì?Sổ đỏ hộ gia đình là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho toàn bộ thành viên trong hộ…

3 trường hợp không đội mũ bảo hiểm cũng không phạt, 2 đối tượng khác đội mũ vẫn bị “tuýt còi’ như bình thường

trường hợp không cần đội mũ bảo hiểm khi lái xe nhưng không bị phạt Căn cứ vào điểm o khoản 4 Điều 2 Nghị định số…

Muốn biết số CCCD, số căn cước có bị lợi dụng để vay tiền, lừa đảo hay không, kiểm tra bằng cách sau, HÃY THÔNG THÁI ĐỂ TRÁNH BỊ MẤT TIỀN OAN

Nguyên nhân làm lộ số căn cước công dân, số căn cướcCó nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng lộ số căn cước công dân (CCCD), số…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *