Bóng đá châu Á trở thành trò cười khi cầu thủ CLB Zhejiang FC (Trung Quốc) và Buriram United (Thái Lan) đã đánh nhau như phim tại AFC Champions League.

Từ màn đấu võ đầy xấu xí

Điều đáng nói về màn đánh nhau kể trên là gì? Nó diễn ra ngay tại AFC Champions League – sân chơi đẳng cấp nhất của bóng đá châu Á. Có nghĩa CLB Zhejiang FC và Buriram United là hai CLB ưu tú nhất, chuyên nghiệp nhất của hai nền bóng đá Trung Quốc và Thái Lan. Nhưng họ đánh nhau chẳng khác gì trong phim hành động, sự thiếu chuyên nghiệp nhất đã xuất hiện ở sân chơi chuyên nghiệp nhất.


Từ màn đấu võ giữa CLB Trung Quốc và Thái Lan: Bóng đá Việt Nam thay đổi nhờ bầu Đức! - Ảnh 1.

Màn hỗn chiến xấu xí giữa 2 đại diện Trung Quốc và Thái Lan ở AFC Champions League khiến khán giả Đông Nam Á thất vọng

Buriram United là ví dụ điển hình, dù có nhiều tuyển thủ Thái Lan vẫn thường xuyên là tâm điểm về sự xấu xí. Buriram và CLB Khon Kaen có màn xô xát vào hôm 18/3 năm nay. Buriram tiếp tục là tâm điểm trong trận chung kết với Bangkok United vào cuối tháng 5, cầu thủ Jonathan Bolingi của Buriram United đã đấm vào mặt một HLV đội Bangkok United. Tính cả trận chung kết SEA Games 32, cầu thủ của Buriram United đã liên quan đến 4 cuộc đánh nhau trong năm nay.

Bóng đá Trung Quốc cũng không kém Thái Lan về sự xấu xí. Họ có hai vòng đấu liên tiếp tại AFC Champions League gây ra xấu xí. Wei Shihao của Wuhan Three Towns (Trung Quốc) bị AFC cấm 3 trận, phạt 1.000 USD vì hành vi lên gối vào mặt Phạm Xuân Mạnh (Hà Nội FC). Mọi thứ càng đáng chê khi cầu thủ CLB Zhejiang FC (Trung Quốc) đánh đối thủ trên sân nhà.

Không chỉ bóng đá mà ở bất kỳ môn thể thao nào, tinh thần và văn hóa thể thao không có thì luôn mang đến rào cản cho sự phát triển so với thế giới. Bóng đá Thái Lan từng có thời điểm thoát khỏi “ao làng” nhưng bạo lực, tính cay cú ăn thua khiến họ chưa thể tiến xa. Chủ tịch FIFA Gianni Infantino khẳng định bạo lực khiến cho bóng đá Đông Nam Á không phát triển dù có tiềm năng lớn về chiều sâu lẫn chiều rộng.

Đến bóng đá Việt Nam tiến bộ nhờ bầu Đức

Những ai dõi theo bóng đá Việt Nam sẽ không lạ gì các màn ẩu đả từng xuất hiện tại V.League. Tiêu biểu các cầu thủ Hà Nội FC và Hải Phòng từng đánh nhau, hay xuất hiện các pha phạm lỗi đến rợn người. Không ít cầu thủ đã gặp chấn thương rất nặng, có người còn mất sự nghiệp vì bị đá xấu.

Hoàng Vũ Samson là ví dụ cho bóng đá xấu xí và bạo lực. Cựu tiền đạo Hà Nội FC từng bị AFC phạt 1.000 USD và cấm thi đấu 4 trận do đấm vào mặt đối thủ ở trận Hà Nội FC gặp CLB Ceres Negros (Philippines) vào năm 2017. Samson từng có rất nhiều hành vi xấu xí khác, điển hình đạp Châu Ngọc Quang ở V.League 2016. Văn Quyết cũng vậy. Đội trưởng Hà Nội FC có những màn giật chỏ, đạp đối thủ, kể cả xô đẩy trọng tài…








Xa hơn, cầu thủ Việt Nam từng chơi cá độ, bán độ làm ảnh hưởng đến cả nền bóng đá. Nhiều tuyển thủ từng phải đứng trước tòa và mất cả sự nghiệp.

Tuy nhiên, bóng đá Việt Nam trong thời điểm cạn niềm tin thì may mắn có bầu Đức – người luôn tuyên truyền về bóng đá đẹp, đạo đức cầu thủ. Tư tưởng làm bóng đá phải hướng về cái đẹp, cầu thủ phải được ăn học tử tế và ứng xử văn minh của bầu Đức trong suốt 1 thập kỷ đã thay đổi cả nền bóng đá bóng đá Việt Nam.
Từ màn đấu võ giữa CLB Trung Quốc và Thái Lan: Bóng đá Việt Nam thay đổi nhờ bầu Đức! - Ảnh 2.

Bầu Đức đuổi cầu thủ HAGL nếu đá xấu.

Dù vẫn còn vết gợn như Đoàn Văn Hậu chưa thay đổi cách chơi, nhưng bóng đá Việt Nam bây giờ có quyền ngẩng cao đầu vì xóa được sự định kiến về bóng đá xấu xí. Đó là yếu tố hết sức quan trọng để thấy bóng đá Việt Nam sẽ tiến xa trong tương lai, bởi văn hóa là gốc rễ.

Tôi nhớ cố HLV Lê Thụy Hải từng nhận xét, bầu Đức là người mở đường cho bóng đá Việt Nam đi đến thành công. Nếu không có tầm nhìn đi trước nền bóng đá về đào tạo cầu thủ trẻ (chân đế) và đề cao giáo dục cầu thủ để thay đổi tư duy bóng đá (văn hóa) của bầu Đức thì bóng đá nước nhà vẫn còn làm theo kiểu tập trung phần ngọn, bạo lực và sự xấu xí trên sân cỏ khó giảm bớt .

Bầu Đức dạy cầu thủ

Năm 2019, bầu Đức gọi nhiều cầu thủ trẻ HAGL đến để nói chuyện. Ông dạy rằng: ” ác con cần phải xác định rõ là không được đá xấu, đá láo khi thi đấu. Đây là điều bắt buộc vì chơi như thế sẽ gây ra hình ảnh xấu trong mắt người hâm mộ, ảnh hưởng đến đồng nghiệp và cho chính bản thân các con”.