Theo một chuyên gia về kim cương tên H.T.N, chiếc nhẫn đó là hàng thật và trị giá khoảng 40 – 60 triệu USD và được mua từ nhà cung cấp kim cương lớn của Ấn Độ.
Gần đây, bà Phương Hằng tổ chức buổi quyên góp từ thiện tại khu du lịch Đại Nam với tư cách CEO.
Trong ngày xuất hiện trở lại, bà Phương Hằng diện mẫu đầm cổ trễ để lộ bộ trang sức đắt tiền. Nữ CEO hé lộ trị giá của chiếc nhẫn kim cương đeo trên tay phải có trị giá đắt 1.058 tỷ đồng, trọng lượng 45 carat.
Ngay lập tức, trị giá của món trang sức này bị công chúng đem ra bàn tán, “mổ xẻ” trên mạng xã hội. Những viên kim cương trị giá cao như vậy thường sẽ được đấu giá và hiếm có nhà bán lẻ kim cương nào có thể cung cấp.
Theo chia sẻ của bà Hằng trong quá khứ, bà không thanh toán thẳng toàn bộ số tiền 1000 tỷ mà chia ra từng tháng để chi trả.
Theo tìm hiểu, trị giá của một viên kim cương cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như trọng lượng hoặc màu sắc, độ trong và hiếm của nó. Do đó, việc nói một viên kim cương trở nên đắt giá tính vào carat là hoàn toàn chưa chính xác.
Điển hình như viên kim cương xanh Oppenheimer chỉ nặng 14,62 carat được đấu giá lên đến 57,5 triệu USD (gần 1400 tỷ đồng). Oppenheimer trở nên đắt đỏ nhờ vào màu xanh nổi bật và độ tinh khiết đặc biệt. Đây là một trong những viên kim cương hiếm nhất do kích thước của nó, vì chỉ có 10% kim cương xanh vượt quá một carat.
Cận cảnh vẻ đẹp của viên kim cương xanh Oppenheimer (Ảnh: Sotheby’s)
Một viên đá khác cũng đáng nhắc đến là De Beers Blue chỉ nặng 15,10 carat được đấu giá vào năm 2022 tại Sotheby’s Hong Kong với con số 57,4 triệu USD (gần 1400 tỷ đồng). De Beers Blue là viên kim cương xanh được cắt bậc thang hoàn hảo nhất từ bên trong được Viện Đá quý Mỹ (GIA) thẩm định.
Cả hai viên kim cương Oppenheimer và De Beers Blue đều thuộc danh sách 10 viên kim cương đắt nhất thế giới.
Viên kim cương De Beers Blue đắt vì độ cắt hoàn hảo bên trong do Viện Đá quý Mỹ (GIA) thẩm định. (Ảnh: Sotheby’s)