×

Dự kiến ‘tăng 1,5-2 lần mức phạt so với nghị định 168 để xây dựng văn hóa giao thông’, người dân ‘phản ứng lạ’!

‘Tôi ra Hà Nội chơi, ở phố cổ, thấy nhiều thanh niên không đội mũ bảo hiểm vẫn chạy xe tỉnh bơ’.

“Tôi thường xuyên đi công tác ở Hà Nội. Không thể chấp nhận nổi cách đi lại bát nháo của các phương tiện. Rất nhiều taxi, ôtô không có thói quen xi nhan khi chuyển làn, kể cả trên cao tốc”.

Độc giả Truong Thi My Linh than phiền về tình hình giao thông ở Hà Nội ‘bát nháo’ như trên, độc giả Huy Hoang cũng nhận xét tương tự: “Tôi ra Hà Nội chơi và thấy ý thức giao thông cần phải cải thiện nhiều, ví dụ như khu phố cổ, tôi thấy rất nhiều thanh niên không đội mũ bảo hiểm mà vẫn chạy xe máy tỉnh bơ”.

Hai bình luận trên được viết sau thông tin Hà Nội dự kiến tăng 1,5-2 lần mức phạt vi phạm giao thông, theo đó UBND TP Hà Nội đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5-2 lần so với Nghị định 168/2024 với 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, áp dụng từ tháng 7/2025.

Vì sao Hà Nội dự kiến tăng 1,5-2 lần mức phạt vi phạm giao thông? | Báo  Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh

Việc tăng mức phạt nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đô, hướng tới mục tiêu giảm ùn tắc, tai nạn, từng bước xây dựng văn hóa giao thông, theo UBND TP Hà Nội.

Nhiều độc giả VnExpress tranh luận xung quanh vấn đề này. Độc giả Phạm Phương Nam cho rằng:

“Mặc dù việc áp dụng hình phạt nghiêm khắc có thể cần thiết để răn đe, nhưng tôi nghĩ đó chưa phải là giải pháp toàn diện. Ý thức của người dân chỉ là một yếu tố, trong khi hệ thống giao thông thiếu an toàn và chưa hợp lý cũng là nguyên nhân dẫn đến các vi phạm.

Nếu chỉ chú trọng vào mức phạt mà không cải thiện hạ tầng và tổ chức giao thông, thì vấn đề sẽ tiếp tục tái diễn”.

Đồng quan điểm, độc giả Tuấn Mạnh phân tích và cho rằng cần tính thêm yếu tố hạ tầng giao thông trước khi dự kiến tăng mức phạt:

“Từ ngày 1/1/2025 áp dụng Nghị định 168, với mức phạt khá nặng, người lái xe đã chấp hành nghiêm chỉnh tín hiệu đèn giao thông, nạn xe máy leo lề đã giảm đáng kể nhưng số điểm ùn tắc, kẹt xe lại tăng đáng kể phần lớn ở các giao lộ có đèn tín hiệu.

Như vậy, khi ý thức người lái xe đã cải thiện mà vấn nạn gây ùn tắc lại tăng lên thì nguyên nhân còn lại chính là hạ tầng giao thông không đáp ứng, nhất là tại Hà Nội và TP HCM.

Hà Nội muốn tăng 1,5 - 2 lần mức phạt 107 hành vi vi phạm giao thông

Tôi ủng hộ luật xử phạt nghiêm khắc các hành vi vi phạm giao thông, nhưng chỉ xoáy vào ý thức người lái xe thì đúng nhưng chưa đủ. Phải nhanh chóng phát triển hạ tầng giao thông theo kịp mật độ dân số, mật độ giao thông, phù hợp nhu cầu mưu sinh của từng vùng miền khác nhau, ví dụ ở Hà Nội và TP HCM tần suất các phương tiện đi lại, dịch vụ vận chuyển trong ngày khá cao so với các tỉnh thành còn lại, từ đó đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp”.

Trong khi đó, một số độc giả lại cho rằng “không thể đổ lỗi hạ tầng còn hạn chế mà giao thông bát nháo”:

“Bangkok (Thái Lan) cũng kẹt xe kinh khủng nhưng người dân của họ vẫn chấp hành luật rất tốt. Các xe nhích từng chút, không bấm còi xe và càng không vượt đèn đỏ, ngược chiều, lấn làn, lại càng không có chuyện leo vỉa hè.

Hướng dẫn viên du lịch của tôi nói đi làm, về nhà mất mấy tiếng là chuyện thường dù hạ tầng giao thông tốt. Nên vấn đề là ý thức. Tôi ủng hộ phạt nặng.

Những bất cập sẽ từ từ khắc phục sau. Không thể vì hạ tầng còn hạn chế mà giao thông bát nháo, độc giả thanhtam nêu quan điểm.

Bên cạnh đó, độc giả nickname doquanghoi8667 cho rằng: “Để giao thông của Hà Nội đi vào quy củ và trật tự nếu có biện pháp tốt, tôi xin ủng hộ nhưng trước tiên hãy rà soát và điều chỉnh lại mọi thứ cho thật chính xác, rõ ràng và hợp lý như biển báo, đèn tín hiệu, vạch kẻ chỉ dẫn, phân luồng để người dân giao thông không bị xử lý oan”.

Theo dự thảo Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Hà Nội đang được lấy ý kiến, các lỗi sẽ bị tăng mức phạt dựa trên tiêu chí: Có tính chất phổ biến; là nguyên nhân gây tai nạn, ùn tắc; ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng giao thông.

Đó là các hành vi không chấp hành chỉ dẫn, hiệu lệnh vạch kẻ đường, biển báo hiệu; đi vào đường cấm; sai phần đường, làn đường; dừng đỗ trái quy định; chạy quá tốc độ; chở hàng, xếp hàng quá trọng tải; vi phạm nồng độ cồn; lạng lách đánh võng; bấm còi, rú ga (nẹt pô); một số hành vi vi phạm trong đào tạo, sát hạch cấp phép lái xe, trong đăng kiểm phương tiện, sử dụng lòng đường vỉa hè, kinh doanh vận tải.

Related Posts

Loại rau ở Việt Nam mọc dại ít ai ăn, qua Nhật Bản lại được xem là giúp trường thọ, giá trên trời

Rau khoai lang là loại rau phổ biến dễ trồng, không chăm sóc cũng dễ lên, mọc bò lan đầy mặt đất. Trước đây rau khoai lang…

Ăn tôm nhất định phải vứt bỏ đi 3 phần này vì rất nhiều kim loại nặng

Một số bộ phận của tôm lại chứa ít chất dinh dưỡng và có thể tích tụ các kim loại nặng, gây hại cho cơ thể khi…

Công bố 7 món ăn có ngon đến mấy cũng không được để qua đêm

Nhiều người có thói quen sử dụng thực phẩm để qua đêm vì tiện lợi và tránh lãng phí. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng…

Bí quyết nấu cơm ngon dẻo thơm chỉ cần 1 nguyên liệu nhà nào cũng có sãn

Trong căn bếp của mỗi gia đình Việt, gạo và cơm là linh hồn của bữa ăn. Nhưng bạn có biết rằng, chỉ với một nguyên liệu…

Tục ngữ dân gian Việt Nam có câu: “Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn” có đúng không?

1. Quan niệm dân gian và cái nhìn từ phong thủy Người xưa bảo: Vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn, có đúng không? Trong tử…

Rùng mình dâu tây giá rẻ chỉ 35k/hộp tràn lan trên vỉa hè: Ăn vào có ngày gặp thứ này!

Dâu tây ngon, giá rẻ nhưng có thể nhiều thuốc sâu Dâu tây, một loại trái cây từng được coi là xa xỉ với giá thành cao…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *