×

Tết này lái xe đi du xuân, nhớ kĩ phải mang theo 4 loại giấy tờ này để không bị phạt kẻo lại ‘xui cả năm, đen cả quý’

Đây là các loại giấy tờ cần phải mang theo khi điều khiển phương tiện giao thông theo quy định của pháp luật.

Cận Tết là thời điểm nhu cầu đi lại tăng cao. Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, người điều khiển cần tuần thủ các quy định của pháp luật.

Bằng việc tuân thủ các quy định này, người tham gia giao thông có thể đảm bảo an toàn cho chính mình và những người cùng tham gia giao thông; trong trường hợp không tuân thủ, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có thể bị phạt.

Ngoài các quy định cần tuân thủ trên đường, người điều khiển phương tiện giao thông cần tuân thủ một số quy định khác, trong đó có việc phải mang theo các giấy tờ cần thiết.

Chạy xe đi chơi Tết, nhất thiết phải mang theo 4 loại giấy tờ này để không bị phạt - Ảnh 1.

Người điều khiển phương tiện giao thông cần mang theo giấy phép lái xe tương ứng.

Cụ thể, theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua ngày 27/6/2024 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông cần phải mang các loại giấy tờ như sau:

Điều 56. Điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

1. Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại khoản 4 Điều này. Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây:

a) Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển;

c) Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật;

d) Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

2. Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng phù hợp loại xe máy chuyên dùng đang điều khiển; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải mang theo các loại giấy tờ sau đây:

a) Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc Giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;

c) Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;

d) Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng theo quy định của pháp luật;

đ) Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử thì việc xuất trình, kiểm tra có thể thực hiện thông qua tài khoản định danh điện tử.

4. Người lái xe gắn máy tham gia giao thông đường bộ phải hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ, có kỹ năng điều khiển phương tiện; đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 59 của Luật này.

5. Người tập lái xe ô tô, người dự sát hạch lái xe ô tô khi tham gia giao thông đường bộ phải thực hành trên xe tập lái, xe sát hạch trên tuyến đường tập lái, tuyến đường sát hạch, có giáo viên dạy lái hoặc sát hạch viên bảo trợ tay lái. Giáo viên dạy lái, sát hạch viên phải mang theo các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, người điều khiển cần mang theo 4 loại giấy tờ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng số giấy tờ này áp dụng với xe ô tô; loại giấy tờ tại khoản c, điểm 1 chưa được cấp cho xe mô tô và xe gắn máy.

Để dễ ghi nhớ, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có thể ghi nhớ tóm gọn như sau:

Phương tiện
Bảo hiểm
Đăng ký xe
GPLX
Giấy tờ đăng kiểm

Ô tô
X
X
X
x

Xe mô tô
x
x
x

Xe gắn máy
x
x

Người dân cần lưu ý về khái niệm “xe mô tô” và “xe gắn máy”, bởi theo luật, đây là hai loại xe khác nhau, có các yêu cầu khác nhau. Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT, khái niệm xe mô tô và xe gắn máy được giải thích như sau:

– Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg.

– Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương dưới 50 cm3.

Một điều cần lưu ý khác là Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 áp dụng từ ngày 1/1/2025 cũng có sửa đổi về phân hạng giấy phép lái xe.

Tuy nhiên, người dân cần lưu ý rằng các thay đổi này áp dụng với những người được cấp mới hoặc cấp lại từ sau ngày áp dụng; những người đã có bằng (và còn hiệu lực) thì vẫn tiếp tục sử dụng để điều khiển các loại xe được quy định ghi trên bằng lái.

Related Posts

Loại rau ở Việt Nam mọc dại ít ai ăn, qua Nhật Bản lại được xem là giúp trường thọ, giá trên trời

Rau khoai lang là loại rau phổ biến dễ trồng, không chăm sóc cũng dễ lên, mọc bò lan đầy mặt đất. Trước đây rau khoai lang…

Ăn tôm nhất định phải vứt bỏ đi 3 phần này vì rất nhiều kim loại nặng

Một số bộ phận của tôm lại chứa ít chất dinh dưỡng và có thể tích tụ các kim loại nặng, gây hại cho cơ thể khi…

Công bố 7 món ăn có ngon đến mấy cũng không được để qua đêm

Nhiều người có thói quen sử dụng thực phẩm để qua đêm vì tiện lợi và tránh lãng phí. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng…

Bí quyết nấu cơm ngon dẻo thơm chỉ cần 1 nguyên liệu nhà nào cũng có sãn

Trong căn bếp của mỗi gia đình Việt, gạo và cơm là linh hồn của bữa ăn. Nhưng bạn có biết rằng, chỉ với một nguyên liệu…

Tục ngữ dân gian Việt Nam có câu: “Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn” có đúng không?

1. Quan niệm dân gian và cái nhìn từ phong thủy Người xưa bảo: Vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn, có đúng không? Trong tử…

Rùng mình dâu tây giá rẻ chỉ 35k/hộp tràn lan trên vỉa hè: Ăn vào có ngày gặp thứ này!

Dâu tây ngon, giá rẻ nhưng có thể nhiều thuốc sâu Dâu tây, một loại trái cây từng được coi là xa xỉ với giá thành cao…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *