×

Thật không thể tin nổi: Từ nay trở đi, người dân báo tin vi phạm giao thông sẽ được thưởng nóng 5 triệu đồng, có đúng không?

Mới đây, Bộ Công an đề xuất mức chi hỗ trợ người cung cấp tin vi phạm giao thông không quá 10% tổng số tiền phạt cho mỗi vụ việc và tối đa là 5 triệu đồng. 

Đây là thông tin được nêu trong dự thảo Nghị định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp ngân sách Nhà nước do Bộ Công an vừa trình Chính phủ ban hành.

Tại dự thảo này, Bộ Công an đề xuất mức chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông của một vụ việc không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.

Bộ Công an lưu ý việc thanh toán mức chi phí hỗ trợ người cung cấp thông tin như trên phải có đầy đủ chứng từ theo quy định, trường hợp cần thiết giữ bí mật danh tính người cung cấp thông tin.
Bộ Công an đề xuất mức chi hỗ trợ người cung cấp tin vi phạm giao thông không quá 10% tổng số tiền phạt cho mỗi vụ việc

Bộ Công an đề xuất mức chi hỗ trợ người cung cấp tin vi phạm giao thông không quá 10% tổng số tiền phạt cho mỗi vụ việc

Theo Bộ Công an, tiền hỗ trợ người cấp tin vi phạm giao thông là mức chi “rất quan trọng” mà các nước tiên tiến trên thế giới đang áp dụng. Tại Việt Nam, lực lượng cảnh sát giao thông sử dụng phần mềm để nhận thông tin của người dân làm căn cứ xử phạt. Nếu áp dụng chính sách này, mỗi người dân sẽ là một mắt xích hỗ trợ cảnh sát giao thông đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

Bộ Công an cho biết thêm, việc thanh toán chi phí hỗ trợ “mua” tin phải có đầy đủ chứng từ theo quy định. Trường hợp cần giữ bí mật tên người cung cấp, việc thanh toán chi phí mua căn cứ vào phiếu chi với đầy đủ chữ ký của người trực tiếp chi tiền, thủ quỹ, kế toán.

Tại dự thảo, Bộ Công an đề xuất xây dựng dự toán tương ứng với 85% số tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và 30% tiền thu từ đấu giá biển số xe năm trước liền kề đã nộp ngân sách nhà nước cho Bộ Công an.

15% số tiền thu từ xử phạt vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của năm trước được lập dự toán cho UBND các tỉnh, thành. 15% này do Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí.

Với 85% trích lại từ xử phạt vi phạm giao thông và 30% từ đấu giá biển số, Bộ Công an dự kiến chi cho đầu tư, mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ bảo đảm an toàn giao thông; xây dựng, vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu; thuê nhà, phương tiện; mua xăng dầu, nhiên liệu khác phục vụ công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; phục vụ điều tra giải quyết tai nạn giao thông; vận hành đường dây nóng; khen thưởng, ứng dụng công nghệ; bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ…

Trong đó, Bộ Công an đề xuất chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm không quá 200.000 đồng/người/ca (một ca từ đủ 4 giờ trở lên, thời gian làm đêm từ 22 giờ hôm trước đến 6 giờ hôm sau); 1/2 ca (2 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.

Bồi dưỡng làm thêm giờ cho cán bộ công chức, viên chức và các lực lượng tại địa phương trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban ngày không quá 100.000 đồng/ngày/người, tối đa không quá 10 ca/tháng.

Đối với ca đêm không quá 200.000 đồng/người/ca; 1/2 ca mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.

Nguồn kinh phí 15% được trích lại, các địa phương dự kiến dùng để chi cho thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông, gia đình người bị chết trong các vụ đặc biệt nghiêm trọng, nạn nhân bị thương nặng; khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; bồi dưỡng tiền làm ban đêm, thêm giờ cho các lực lượng bảo đảm an toàn giao thông; giải quyết ùn tắc giao thông, khắc phục hậu quả tai nạn, cứu hộ, cứu nạn…

Ngành công an cho rằng hiện nay chưa có văn bản “đầy đủ, rõ ràng, toàn diện” về việc quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe. Bởi thế đã gây nhiều khó khăn cho thực tiễn, trong khi Bộ Công an đang tập trung nguồn lực để hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cảnh sát giao thông nhưng kinh phí chi thường xuyên, chi đầu tư lại rất hạn chế.

Hơn nữa, mức chi bồi dưỡng ca đêm cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông còn thấp, không phù hợp tình hình thực tế để bù đắp sức khỏe phục vụ lực lượng này.

Related Posts

Hé lộ vụ minh tinh ‘Trái tim mùa thu’ ly hôn vì chồng QRTD chị gái của cô nhiều lần

Nữ diễn viên Sun Woo Eun Sook đã đệ đơn ly hôn phát thanh viên Yoo Young Jae. Xung quanh câu chuyện còn có nhiều tình tiết…

Cuộc đời cô đơn của mỹ nhân ‘Trái tim mùa thu’

Mặc dù sở hữu nhan sắc ấn tượng lại có khả năng diễn xuất tốt nhưng cả Moon Geun Young lẫn Kim Ah Joong đều kém may…

T-iểu t-am trơ trẽn nhất lịch sử Hàn và mỹ nam ‘Trái tim mùa thu’

Nữ diễn viên Kim Min Hee có cơ hội hợp tác đóng chung quảng cáo với đàn anh Won Bin vào năm 1999.Năm 1999, Kim Min Hee…

Song Hye Kyo cay đắng thừa nhận 1 chuyện liên quan đến giới tính

Nữ diễn viên Song Hye Kyo và đàn anh Yoo Jae Suk từng có cơ hội làm việc chung ở chương trình “Music Bank” trong quá khứ….

Hướng dẫn chi tiết thủ tục làm Sổ đỏ đất thừa kế năm 2025: Đã có nhiều điểm khác!

1. Các hình thức thừa kế quyền sử dụng đấtNgười thừa kế nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo hình thức di chúc hoặc theo pháp…

Cuộc sống vợ chồng son của Hoa hậu Khánh Vân và nhiếp ảnh gia Nguyễn Long hiện đang được nhiều người quan tâm

Sau hôn lễ rình rang hôm 12/12, cuộc sống vợ chồng son của Hoa hậu Khánh Vân và nhiếp ảnh gia Nguyễn Long được nhiều người quan…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *