Hơn 13 năm trước, một làn sóng giải phóng mặt bằng và tái định cư đã diễn ra ở Quảng Châu (Trung Quốc).
Chủ căn nhà nhỏ chỉ 30m2 ra giá bồi thường cao ngất ngưởng khiến cây cầu vượt biển phải chuyển hướng. Hiện tại gia đình này ra sao?
Hộ duy nhất không chịu di dời
Nhà của Lương Dung ở quận Hải Châu, một khu dân cư cũ thuộc thành phố Quảng Châu (Quảng Đông, Trung Quốc).
Người dân quận Hải Châu từ bao đời nay đều sống dựa vào biển, cuộc sống tuy không giàu có nhưng ổn định. Cuộc sống yên bình này bị phá vỡ bởi một sự kiện lớn.
Kể từ năm 2010, chính quyền thành phố Quảng Châu đã quyết định xây dựng một cây cầu vượt biển. Tuy nhiên, việc xây dựng cây cầu gặp phải một vấn đề: Làm thế nào để thuyết phục Lương Dung và gia đình cô di dời.
Lương Dung nói chuyện với phóng viên
Nhà của Lương Dung chỉ rộng hơn 30m2. Đối với Lương Dung, ngôi nhà này chứa đựng những kỷ niệm của gia đình và cô không muốn rời khỏi nơi này. Đó chính là lý do khiến cô đã từ chối ngay khi nhân viên chính quyền đến đưa ra đề nghị giải phóng mặt bằng.
Sự kiên trì của Lương Dung đã khiến công việc phá dỡ đi vào bế tắc.
Theo chính sách bồi thường, hộ dân sẽ nhận được căn nhà có giá trị tương đương và trợ cấp tái định cư 8.000 NDT (hơn 27 triệu đồng) mỗi mét vuông, tính theo diện tích của căn nhà hiện tại. Theo giá nhà ở Quảng Châu vào thời điểm đó và mức trợ cấp, gia đình Lương Dung có thể nhận được số tiền bồi thường là 2 triệu NDT (hơn 6,8 tỷ đồng).
Không ngờ, Lương Dung lại yêu cầu chính quyền bồi thường 8 triệu NDT (hơn 27,3 tỷ đồng), nếu không sẽ không đồng ý chuyển đi.
Thời gian trôi qua, hàng xóm xung quanh lần lượt rời đi, chỉ còn lại gia đình Lương Dung ở trong căn nhà cũ.
Để đẩy nhanh tiến độ của dự án, chính phủ đã nhiều lần đến đàm phán và liên tục tăng số tiền bồi thường, cuối cùng lên tới 4 triệu NDT (hơn 13,6 tỷ đồng). Nhưng Lương vẫn nhất quyết đòi 8 triệu NDT và không nhân nhượng. Cô tin rằng ngôi nhà của mình là báu vật phong thủy và có giá trị hơn rất nhiều so với giá tiền.
Nỗi khổ khi trở thành kỳ quan
Với sự thiếu hợp tác của Lương, chính phủ đã quyết định bỏ qua nhà cô và tiến hành xây dựng cây cầu. Đội thi công đã sửa lại thiết kế ban đầu và tách cây cầu thành hai đi qua nhà Lương rồi hợp lại sau khi đi qua đó.
Chính phủ còn đặc biệt đào một hầm cầu để đảm bảo cho việc đi lại của gia đình Lương. Không chỉ vậy, những bức tường cách âm cũng được lắp đặt và các nhu cầu sinh hoạt như chiếu sáng, cấp nước, cấp điện cũng không thể thiếu.
Đáng tiếc Lương lại không hề nhận ra giá trị của những điều mà chính phủ cho mình.
Cuối cùng, tháng 8/2020, cây cầu chính thức hoạt động, khi đó Lương mới nhận ra sự bao dung của chính quyền cũng như sự vô lý của chính mình.
Ngôi nhà cũ mà Lương Dung không chịu chuyển đã trở thành kỳ quan vì được bao quanh bởi cây cầu. Vì có hình dạng giống con mắt nên người ta gọi đùa nó là “Mắt Hải Châu”.
Ngôi nhà sau đó đã trở thành địa điểm nổi tiếng và khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đổ xô đến xem và chụp ảnh.
Du khách lũ lượt đến tham quan kỳ quan “Mắt Hải Châu” – nhà của Lương Dung
Khi dòng người hiếu kỳ ngày càng tăng, áp lực giao thông và tình hình an ninh ở đây ngày càng trở nên tồi tệ.
Đặc biệt trong những ngày nghỉ lễ, lượng lớn ô tô cá nhân thường xuyên đậu hai bên đường, thậm chí chiếm cả lòng đường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông bình thường.
Hơn nữa, một số khách du lịch đã chặn đường hầm cầu, cản trở nghiêm trọng việc đi lại của gia đình Lương.
Mặc dù cảnh sát đã tăng cường tuần tra nhưng về cơ bản vẫn khó giải quyết được vấn đề.
GIF.
Ngoài những nguy cơ về an toàn giao thông, tiếng ồn và rác thải cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của Lương.
Ngày nay, “Mắt Hải Châu” đã trở thành địa điểm du lịch nhưng gia đình Lương lại sống một cuộc sống tù túng, không một phút yên ổn.