Trái cây là thực phẩm tốt cho sức khỏe theo nhiều cách. Ví dụ như ăn tươi thì giàu dinh dưỡng còn hấp chín sẽ thành thuốc chữa bệnh.

Cam hấp muối: chữa ho, giảm đờm, tốt cho tiêu hóa

Trong vỏ cam chứa chất chống viêm tương tự như indomethacin thường dùng để hạ sốt, giảm đau và chống viêm. Nhiều nghiên cứu cho thấy vỏ cam có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị hen suyễn, giúp làm loãng đờm. Thậm chí, chất beta cryptoxanthin trong vỏ cam còn hỗ trợ điều trị ung thư phổi.


cam-hap

Các thành phần này chỉ có thể thoát ra khỏi vỏ cam sau khi nấu chín, ngoài ra cam hấp đặc biệt thích hợp cho trẻ bị ho lâu ngày, trị dứt điểm mà lại không có tác dụng phụ.

Cách làm: Rửa sạch cam và ngâm nước muối trong 20 phút sau đó cắt phần đầu, rắc 1 chút muối lên phần thịt quả lộ ra ngoài. Đậy nắp cam đã cắt lại, cho vào tô, cho vào nồi hấp cách thủy 15 phút là có thể dùng được.

Quả chà là đỏ hấp: nuôi lá lách, dạ dày, gan và thận

Chà là rất giàu protein, chất béo, đường, caroten, vitamin B, vitamin C, vitamin P, canxi, phốt pho, sắt và các chất dinh dưỡng khác. Chà là sau khi hấp chín sẽ dễ tiêu hóa hơn, đặc biệt thích hợp với người tỳ vị hư yếu, những người thiếu khí, huyết, gan thận. Muốn bổ thận tráng dương có thể hấp cùng với trứng gà.

Cách làm: Lấy 5 quả chà là đỏ rửa sạch ngâm nước. Sau đó đập 2 quả trứng gà, thêm 1 chút muối rồi đánh lên, thêm chà là, nước lạnh hấp chín. Người khỏe mạnh muốn bồi bổ sức khỏe hàng ngày, có thể cắt đôi quả chà là đỏ, thái hạt lựu, hấp chín với nước lạnh, sau khi nước sôi thì hấp từ từ 20 phút là dùng được.

Chuối hấp: thanh nhiệt, an thai, giữ ấm, chữa ho

Chuối có vị ngọt, tính lạnh, có thể thanh nhiệt và dưỡng ẩm cho đường ruột, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, hỗ trợ phụ nữ bị động thai do nhiệt. Ăn chuối sau khi hấp không chỉ ngon mà còn thích hợp với những người có thể trạng yếu, hay bị lạnh. Đặc biệt, dùng chuối hột hầm đường phèn có tác dụng chữa ho mãn tính.

Cách làm: Cắt chuối thành từng miếng vừa ăn, cho vào tô hấp cách thủy đến khi chín. Có thể hấp chung với đường phèn với các loại trái cây khác. Nếu dùng chuối hột, nhớ ngâm nước khoảng 15 phút trước khi hấp.

Lê hấp có tác dụng giảm ho và long đờm mạnh hơn, trong quá trình hấp có thể cho thêm các loại thực phẩm hoặc vị thuốc khác để tăng tác dụng giảm ho, long đờm. Đặc biệt thích hợp cho những người bị hen suyễn, bệnh phổi mãn tính và ho mãn tính.

Bưởi

Bưởi hấp chín có thể thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và có tác dụng bổ trợ tốt đối với nhiễm trùng huyết. Những người dễ nổi cáu, ăn bưởi có thể làm giảm cơn tức giận và giảm các vết loét ở miệng.

Vỏ bưởi chứa các hoạt chất như hesperidin và naringin, có thể làm giảm độ nhớt của máu và giảm hình thành huyết khối. Cách ăn tốt nhất là cắt bưởi tươi, bỏ vỏ, bỏ hạt, hấp với mật ong rồi ăn.
buoi-hap
Táo

Táo là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao nhưng có tính lạnh, người có thể chất yếu, tì vị hư hàn không những không dễ tiêu hóa, hấp thụ mà còn có thể gây tiêu chảy.

Táo hấp không chỉ có thể làm giảm độ lạnh mà còn có tác dụng chống tiêu chảy rất tốt. Do táo chứa nhiều pectin, có thể làm mềm phân và có tác dụng nhuận tràng. Pectin nấu chín có thể hấp thụ vi khuẩn và chất độc, giúp ngăn chặn tiêu chảy. Hơn nữa, việc hấp và ăn táo có lợi hơn cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ.