Bé trai 1 tuổi ở Trung Sơn, Quảng Đông (Trung Quốc) được đưa đến bệnh viện sau khi sốt và nôn mửa suốt một tuần. Dựa trên kinh nghiệm, bác sĩ cho rằng tình hình bệnh của bé không đơn giản.

Quả nhiên, kết quả xét nghiệm cho thấy cậu bé không chỉ bị nhiễm sán lá gan gây suy gan mà còn bị nhiễm giun hút máu Nhật Bản và bệnh paragonimzheim. Nói cách khác, cơ thể cậu bé giống như một tổ chứa đầy ký sinh trùng.

Sau khi hiểu được thói quen sinh hoạt của gia đình cậu bé, nguyên nhân gây bệnh đã được giải đáp. Hóa ra gia đình này từ lâu đã dùng chung một chiếc thớt để cắt cả đồ sống và đồ chín, dẫn đến bé trai bị nhiễm nhiều loại ký sinh trùng cùng lúc.

Bé 1 tuổi bị suy gan vì 1 thói quen nấu nướng xấu của nhiều gia đình - Ảnh 1.

Bé trai cùng lúc nhiễm nhiều loại ký sinh trùng

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại sán lá gan là “sinh vật gây ung thư loại 1”. Trẻ em đặc biệt dễ bị nhiễm sán lá gan do hệ tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ. Những người bị nhiễm sán lá gan có thể cảm thấy khó chịu hoặc đau bụng, đặc biệt là ở vùng hạ sườn phải hoặc các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như khó tiêu, chán ăn, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.

Một số bệnh nhân có thể bị suy giảm chức năng gan và bị vàng da, gan to và chức năng gan bất thường. Bệnh nhân cũng có thể gặp các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, giảm thể lực, chán ăn và sụt cân.

Đây không phải trường hợp duy nhất, trước đó, một người đàn ông 82 tuổi ở Hàng Châu (Trung Quốc) bị sốt cao nhiều ngày và thậm chí còn có triệu chứng nhiễm trùng huyết.

Kết quả kiểm tra cho thấy vi khuẩn liên cầu lợn trong máu của người này. Thủ phạm cũng xuất phát từ thói quen luôn chỉ dùng một chiếc thớt để nấu nướng, không tách riêng thức ăn sống và chín.

Thớt bẩn hơn những gì bạn có thể nhìn thấy

Thớt là vật dụng cần thiết để chúng ta sơ chế, chế biến thực phẩm, hãy tưởng tượng dùng thớt sau khi cắt thịt sống để bổ hoa quả, sẽ khó mà không bị nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng!

Một số tổ chức đã thống kê và nhận thấy hơn 40% số vụ ngộ độc thực phẩm là do vệ sinh hộ gia đình. Dữ liệu từ một nghiên cứu của Đại học Harvard (Hoa Kỳ) cho thấy hàm lượng vi khuẩn trong thớt chúng ta thường sử dụng cao tới 26.000/cm2.

Thớt được cho là vật dụng bẩn nhất, chứa lượng vi khuẩn gấp 200 lần so với bồn cầu!

Đài CCTV (Trung Quốc) từng tiến hành một thí nghiệm và kết quả cho thấy những chiếc thớt đã được sử dụng hơn ba tháng thực sự chứa tới 200 triệu vi khuẩn trên mỗi dặm vuông.

Bé 1 tuổi bị suy gan vì 1 thói quen nấu nướng xấu của nhiều gia đình - Ảnh 2.

Bác sĩ phân tích tác hại của việc dùng chung thớt cho đồ sống và chín

Ngoài sán lá gan, các loại vi khuẩn gây bệnh khác có thể hiện diện trên chiếc thớt của bạn nếu không được phân chia rõ khi cắt thái thực phẩm. Năm 2020, chương trình Road to Health của CCTV đã liệt kê các loại vi khuẩn có thể hiện diện trên thớt bao gồm Staphylococcus aureus (liên cầu lợn), Enterobacter cloacae, E. coli, ký sinh trùng, và aflatoxin (nấm mốc)…

Những dấu vết do dao làm bếp để lại trên thớt khi cắt thực phẩm tưởng như không có gì, nhưng những khoảng trống nhỏ này lại có thể chứa đầy bụi bẩn.

Vì vậy, ở nhà bạn nhất định phải có 2 chiếc thớt, một chiếc để cắt thịt sống, thực phẩm sống và một chiếc để cắt thức ăn và trái cây đã nấu chín, tốt nhất nên rửa lại bằng nước sạch sau khi cắt từng miếng thức ăn và trái cây. Đun sôi trong nước trước khi sử dụng để khử trùng cho thớt.

Bên cạnh đó, phải thay thớt thường xuyên, theo dữ liệu thực nghiệm từ tổ chức người tiêu dùng phi lợi nhuận của Hoa Kỳ Consumer Reports, thớt sử dụng trên 2 năm có nhiều khuẩn lạc, nấm mốc và E. coli hơn nhiều so với thớt sử dụng dưới 2 năm! Vì vậy, dù thớt ở nhà được làm bằng chất liệu gì thì tốt nhất cũng không nên quá hai năm tuổi.

Nguồn và ảnh: QQ, The Healthy