Với cách ngâm này, bạn sẽ không cần lo lắng nước dâu tằm của mình sẽ bị nổi váng hay sớm hỏng.

Dâu tằm là một loại trái cây thuộc họ quả mọng, có màu đỏ hoặc đen khi chín. Không chỉ được yêu thích nhờ vị chua chua ngọt ngọt đưa miệng, loại quả này còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất… tốt cho sức khoẻ. Cụ thể, dâu tằm có thể giúp bạn cải thiện hệ tiêu hoá, hạ chỉ số đường huyết, giảm cholesterol, hỗ trợ giảm cân…

Ngoài cách ăn dâu tằm trực tiếp như một loại trái cây ngon, bổ, rẻ, bạn còn có thể mang dâu tằm đi ngâm với đường để có món nước uống mát lạnh, giải nhiệt hè này.

1. Nguyên liệu ngâm nước dâu tằm

– Dâu tằm

– Đường


Dâu tằm là một loại trái cây thuộc họ quả mọng, có màu đỏ hoặc đen khi chín.

Dâu tằm là một loại trái cây thuộc họ quả mọng, có màu đỏ hoặc đen khi chín.

2. Cách ngâm nước dâu tằm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Dâu tằm sau khi mua về sẽ được mang đi nhặt bỏ những quả bị thối hoặc hỏng rồi rửa sạch và để ráo nước. Vì dâu tằm khi chín thường mềm và dễ bị nát nên bạn cần rửa thật nhẹ nhàng để không làm dâu tằm bị dập nát.

– Tuỳ vào thói quen và sở thích, bạn có thể ngâm nước dâu tằm trong bình thuỷ tinh hoặc hộp nhựa. Nếu ngâm trong bình thuỷ tinh, bạn cần mang đi rửa sạch rồi cho nước sôi vào tráng qua để tiệt trùng và phơi ở nơi khô ráo. Trong trường hợp sử dụng hộp nhựa để ngâm, bạn cần rửa sạch sẽ và để ở nơi thoáng mát.

– Để dâu tằm không bị lên mang hoặc nhanh lên men, cần tiệt trùng cẩn thận tất cả các dụng cụ dùng để ngâm nguyên liệu.
Vì dâu tằm khi chín thường mềm và dễ bị nát nên bạn cần rửa thật nhẹ nhàng để không làm dâu tằm bị dập nát.

Vì dâu tằm khi chín thường mềm và dễ bị nát nên bạn cần rửa thật nhẹ nhàng để không làm dâu tằm bị dập nát.

Bước 2: Ngâm nước dâu tằm

– Lấy bình thuỷ tinh ra, sau đó thêm dâu tằm và đường theo tỷ lệ 1kg dâu tằm thì sẽ cho vào 600 đến 700 gram đường.

– Xếp một lớp dâu tằm vào bình thuỷ tinh rồi rải một lớp đường lên. Tiếp tục làm như vậy cho đến hết và lớp cuối cùng là đường.

– Đậy kín nắp bình thuỷ tinh rồi để khoảng 2 ngày cho nước dâu chảy ra hết thì có thể mang đi sử dụng. Trong trường hợp ngâm nhiều dâu tằm, bạn nên cất bình trong tủ lạnh sau khi để ngoài 2 ngày vì nếu để quá lâu ở nhiệt độ phòng sẽ khiến dâu bị hỏng.
Trà dâu tằm sau khi chế biến xong sẽ có màu sắc vô cùng bắt mắt và hấp dẫn.

Trà dâu tằm sau khi chế biến xong sẽ có màu sắc vô cùng bắt mắt và hấp dẫn.

3. Cách pha trà dâu tằm

– Cho khoảng 30 gram trà nhài vào đun cùng 1 lít nước rồi ủ trong khoảng 15 phút. Sau đó bỏ bã trà đi và chỉ lấy phần nước cốt.

– Cho 150 ml cốt trà ra cốc, thêm tiếp khoảng 50 ml nước lọc và vắt nửa quả chanh vào cốc. Thêm tiếp 1 thìa to nước dâu tằm đã ngâm và cho đá vào kawsc đều.

– Đổ phần nước đã chuẩn bị ra cốc, trang trí thêm bằng 1 thìa dâu tằm đã ngâm làm topping và từ từ thưởng thức.

Trà dâu tằm sau khi chế biến xong sẽ có màu sắc vô cùng bắt mắt và hấp dẫn. Khi uống, bạn sẽ cảm nhận được vị chua chua ngọt ngọt của món đồ uống hoà quyện với mùi trà thơm nức. Đây là một món nước giúp giải nhiệt mùa hè hiệu quả mà giá thành rẻ và cách làm đơn giản.

4. Lưu ý khi ngâm nước dâu tằm

– Nên chọn những quả dâu tằm có kích cỡ to đều nhau, màu tím sẫm và phần cuống còn tươi vì chúng thường mới được hái về.

– Để kiểm tra, bạn có thể bóp nhẹ vào quả dâu tằm, không nên lấy những quả quá nhũn hay quá cứng mà chọn quả có độ mềm vừa phải.

– Vì dâu tằm có tính hàn nên những người hay sôi bụng, lạnh bụng hoặc viêm loét dạ dày… không nên sử dụng.