Là một đất nước thuộc khí hậu nhiệt đới, Việt Nam sở hữu nhiều loại nông sản lạ, điển hình như rau sắng. Ở một số vùng, rau sắng chính là một trong những nguyên liệu để tạo nên các món ăn tuyệt vời. Hiện nay, loại rau này đắt ngang thịt bò, song cực kỳ bổ dưỡng nên được giới sành ăn săn lùng ráo riết.

Rau sắng: Đắt ngang thịt bò, cực kỳ bổ dưỡng

Cây rau sắng hay còn gọi là cây mì chính, cây rau ngót rừng, rau ngót quế… thuộc loại cây thân mộc, mọc tự nhiên trên những vách đá của những vùng núi có độ cao so với mặt nước biển từ 100m trở lên. Đây là loại cây ưa ánh sáng, có cây cao tới 13m.

Lá sắng thuộc loại lá đơn so le, nhẵn, nạc, mặt giống như da. Cuống là dài khoảng 5 mm. Phiến lá hình mác, hoặc bầu dục, hình trứng hoặc hình trứng lộn ngược. Rau sắng nổi tiếng ở chùa Hương (Hà Nội), vùng núi đá Kim Bảng (Hà Nam), vườn quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ), Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn… Người dân thu hoạch những ngọn non từ cây thân gỗ cao 3-7m. Hoa rau sắng mọc ở thân cây. Hoa và lá non đều ăn được, trở thành đặc sản hiện nay. Hiện trên thị trường rau sắng có giá bán rất đắt từ 200-300 nghìn động, thậm chí có nơi bán 500.000 đồng/kg, cao hơn tôm, thịt. Mùa của rau vào tháng 2 và tháng 3 m lịch hằng năm.
Cây rau sắng hay còn gọi là cây mì chính, cây rau ngót rừng, rau ngót quế...

Cây rau sắng hay còn gọi là cây mì chính, cây rau ngót rừng, rau ngót quế…

Về giá trị dinh dưỡng, rau sắng chứa 82,4% nước, 5,6-6,5% protein, 5,3-5,5% gluxit, 2,2% cellulose. Trong 100g rau chứa 0,23g lysen, 0,19g methionine, 0,08g tryptophan, 0,25g phenylalanine, 0,45g treonin, 0,22g valin, 0,26g leucin, 0,23g Isoleucine. Đây đều là các axit amino cần thiết cho cơ thể. Như vậy, hàm lượng dinh dưỡng của rau sắng cao gấp nhiều lần rau ngót và đậu ván.

Không chỉ vậy, rau sắng còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Theo Đông y, rau sắng có vị bùi, tính mát, được dùng trong giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu, chữa nhiệt miệng, táo bón. Rau còn có tác dụng giảm cân vì chứa nhiều chất xơ, các axit amin, lysine, carotene. Đặc biệt, rau dùng được cho phụ nữ sau sinh con, tránh sót nhau thai. Trước đây, thực phẩm hiếm, rau sắng được dùng để bồi bổ cho người mới ốm dậy.

Người bị nhiệt miệng, nhiệt do bia rượu lấy lá rau sắng giã ra vắt nước uống chỉ 1-2 lần hết triệu chứng. Với trẻ em bị mụn nhọt, ho, viêm phổi, cha mẹ dùng loại lá này nấu canh giúp tiêu độc nhanh cho con. Trường hợp trẻ bị tưa lưỡi lấy rau sắng giã nát, hòa với mật ong và dùng bông gạc thấm, chà lên lưỡi, họng.

Món ngon với rau sắng

+ Rau sắng thịt băm

Rau sắng thịt băm là một món canh giải nhiệt mùa hè được nhiều người yêu thích. Cách chế biến món ăn này cũng vô cùng đơn giản, chỉ cần rửa sạch rau, xào thịt trước với gia vị, thêm nước rồi đun đến lúc sôi và thả rau vào, nêm nếm lại vừa ăn, cuối cùng tắt bếp, cho ra tô và thưởng thức.

Rau sắng thịt băm là một món canh giải nhiệt mùa hè được nhiều người yêu thích.

Rau sắng thịt băm là một món canh giải nhiệt mùa hè được nhiều người yêu thích.

+ Rau sắng xào thịt bò

Rau sắng xào thịt bò là món ăn có nhiều dưỡng chất mà cách chế biến lại không hề cầu kỳ. Rau sắng sau khi mua về thì rửa sạch, thịt bò thái đúng thớ rồi ướp gia vị trong vòng 30 phút. Đập dập vài tép tỏi, bóc vỏ và phi lên cho thơm, sau đó cho thịt đã ướp vào xào sơ qua, trút ra dĩa và để riêng.

Tiếp theo vẫn dùng chiếc chảo xào thịt bò thêm dầu rồi cho rau sắng vào xào trên lửa lớn để giữ được độ xanh của rau. Khi rau sắp chín, cho phần thịt bò lúc nãy vào xào chung, nêm nếm lại lần nữa và tắt bếp.

+ Rau sắng nấu tôm khô

Nếu không muốn nấu canh sắng với thịt bằm thì chúng ta cũng có thể thay đổi nguyên liệu thành tôm khô. Tôm khô sau khi rửa sạch với nước muối pha loãng thì tiếp tục ngâm cho nở trong khoảng 10 phút.

Sau khi vớt tôm ra thì mang đi giã nát, xào sơ qua rồi cho nước vào đun sôi để nước được ngọt. Cuối cùng cho rau sắng vào và nêm nếm sao cho vừa miệng là được.