Thông qua mắt nhìn, bạn hoàn toàn có thể phân biệt đâu là rau muống sạch và đâu là rau muống bẩn.

Rau muống rất được yêu thích trong mùa hè. Chỉ cần một đĩa rau muống luộc xanh mướt, nước canh thêm chanh với sấu ăn với cơm bắt miệng.

Nhưng nỗi lo của nhiều bà nội trợ là mua phải rau muống bẩn, chỉ bạn mẹo cực dễ để phân biệt:

rau muống sạch, rau muống bẩn, kiến thức

Phân biệt rau muống sạch, rau muống bẩn.

 

Bên ngoài

Nếu bị phun quá nhiều hóa chất, rau muống thường sẽ có thân to hơn bình thường, lá đen, giòn. Loại rau này rất dễ dập nát. Khi bẻ thân rau thường không có hoặc rất ít nhựa chảy ra.

Màu sắc

Không nên chọn rau có lá màu xanh đậm. Những mớ rau có lá màu xanh đậm rất có thể là do hấp thụ quá nhiều kim loại nặng, trong đó có chì.

rau muống sạch, rau muống bẩn, kiến thức

Nước luộc

Rau muống chứa chất kích thích khi chế biến lên thường có vị chát, mùi hắc. Ngược lại, rau muống sạch lại rất xanh, vị giòn, thanh mát tự nhiên.

Cách chọn rau muống ngon:

Ngọn nhỏ, hơi cứng, khi ngắt cuống rau ra nhựa, còn tươi xanh. Không nên chọn rau héo úa, có thể đã hái từ hôm trước hoặc để lâu.

Khi rửa rau nên rửa rau dưới vòi nước đang chảy để trôi bụi bẩn, hóa chất theo dòng nước.

Tác dụng ăn rau muống:

rau muống sạch, rau muống bẩn, kiến thức

Rau muống có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt.

Ăn rau muống hợp lý sẽ có rất nhiều công dụng như thanh nhiệt giải độc, phòng chống tiểu đường, phòng chống các bệnh tim mạch…

Ăn rau muống đúng cách rất tốt cho thai phụ bởi nguồn sắt dồi dào trong rau muống rất tốt cho những người mắc bệnh thiếu máu và phụ nữ mang thai.

Với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp thấp, ăn rau muống vẫn tốt vì có hàm lượng canxi cao.

Ngoài những lợi ích nêu trên, rau muống còn có hiệu quả trong điều trị đau bụng kinh, đau răng, chảy máu mũi…