Việc sử dụng bánh mì trong các bữa ăn hàng ngày đang trở thành thói quen của nhiều người. Bởi món ăn này có thể giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian lại còn có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thì bánh mì cũng mang lại những tác hại không tưởng nếu như bạn ăn sai cách.
Những lợi ích từ bánh mì
Chứa nhiều vitamin và khoáng chất
Nếu chỉ ăn carbs đã tinh chế mà không bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết, cơ thể chúng ta sẽ phải lấy năng lượng từ các kho dự trữ vitamin và khoáng chất. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi nhanh hơn.
Trong khi đó, bánh mì nguyên hạt lại cung cấp nhiều chất dinh dưỡng bao gồm vitamin B, protein, chất béo lành mạnh và chất xơ”. Việc không có các hạt như trong bánh mì trắng sẽ khiến khoảng 25% protein bị mất đi, cùng với đó giảm tới 17 loại chất dinh dưỡng quan trọng.
Bổ sung nguồn năng lượng cho cơ thể
Đặc biệt, muốn nguồn năng lượng thật dồi dào, hãy chọn bánh mì nguyên hạt. Bánh mì trắng sẽ cung cấp nguồn năng lượng ngay lập tức, nhưng vì nó chỉ có lượng nhỏ chất xơ và thiếu vitamin, khoáng chất so với bánh mì nguyên hạt. Vì vậy, ăn bánh mì trắng bạn sẽ cảm thấy đói nhanh hơn.
Những tác hại khi ăn bánh mì sai cách
Chứa nhiều gluten gây hại
Trong lúa mì- thành phần chính của bánh mì, có chứa một loại protein được gọi là gluten. Theo nhiều nghiên cứu, nạp quá nhiều gluten vào cơ thể sẽ gây nhiều tác dụng phụ như đầy hơi, tổn thương đường ruột. Hơn thế, gluten còn có ảnh hưởng tới việc phát triển bệnh tâm thần phân liệt và có thể gây nghiện như một dạng thuốc phiện.
Bánh mì “ngậm” nhiều muối
Các loại bánh mì thường chứa một lượng muối nhất định, đặc biệt là ở một số dạng bánh mì như hamburger, pizza hay sandwich… Khi bạn tiêu thụ các loại bánh mì dạng như trên đồng nghĩa với việc bạn đang nạp vào cơ thể một lượng muối quá mức.
Dễ gây nên tình trạng táo bón
Bánh mì chứa lượng tinh bột lớn có tính kết dính và không chất xơ. Khi ăn nhiều, bạn có thể bị táo bón ngay lập tức.
Làm tăng lượng cholesterol
Theo các nghiên cứu, cholesterol không chỉ sinh ra từ chất béo mà có thể ngay từ chiếc bánh mì. Bột bánh mì có thể làm gia tăng một loại cholesterol xấu có liên quan đến bệnh tim mạch là cholesterol LDL tới 60% trong khoảng 12 tuần.
Bánh mì gây tăng cân
Bánh mì trắng có hàm lượng tinh bột cao nên khi ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể dư năng lượng và tích dưới dạng mỡ thừa. Bánh mì trắng được cơ thể hấp thụ rất nhanh, khiến mau đói và từ đó ăn nhiều hơn. Các yếu tố này sẽ dẫn đến tăng cân và tích tụ mỡ bụng nếu ăn quá nhiều.
Ảnh minh họa: Internet
Làm tăng nguy cơ tiểu đường loại 2
Ăn bánh mì trắng sẽ khiến đường huyết tăng đột ngột. Khi đường huyết tăng đột ngột, cơ thể sẽ tiết một lượng lớn insulin vào máu. Insulin sẽ đưa lượng đường này vào bên trong các tế bào.
Nếu tình trạng đường huyết tăng đột ngột diễn ra quá thường xuyên, các tế bào sẽ trở nên kháng insulin, dẫn đến cơ thể khó kiểm soát đường huyết và tăng nguy cơ tiểu đường loại 2.
Lưu ý quan trọng khi ăn bánh mì
Chỉ nên dùng bánh mì thay thế cho bữa sáng và bữa ăn nhẹ, không ăn bánh mì vào buổi tối vì năng lượng dư thừa không được đốt cháy sẽ chuyển hóa thành mỡ trắng tích tụ ở eo đùi, bụng… gây tăng cân mất kiểm soát. Tuyệt đối không thay bánh mì với cơm vì sẽ khiến các bạn dễ tăng cân mất kiểm soát.
Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 2- 3 lát bánh mì, nên kết hợp ăn kèm bánh mì với rau củ quả, súp, thịt bò, thịt nạc, cá,.. để tăng hàm lượng chất xơ đưa vào cơ thể và khi ăn cũng sẽ đỡ ngán hơn.