Trong các cúng phẩm mặn thì gà cúng là lễ vật quen thuộc. Đặc biệt dịp Tết Âm lịch trong đêm giao thừa thường không thể thiếu gà trống. Thế nhưng việc đặt gà cúng thế nào thì nhiều người còn thắc mắc.
Gà cúng phải là gà trống?
Thông thường gà cúng trong quan niệm xưa là gà trống bởi người xưa cho rằng gà trống mới sạch sẽ. Gà trống còn đại diện cho đặc tính nhân, dũng, trí, nghĩa, văn của con người. Tiếng gáy của gà trúng thể hiện sự uy phong và là sự kết nối với thần linh.
Gà trống cũng là loại là biểu trưng cho tiếng gáy gọi mặt trời. Thế nên đêm giao thừa việc cúng gà càng quan trọng bởi cúng gà để đánh thức chào ngày mới mang lại may mắn ánh sáng cho nhân gian.
Gà cúng giao thừa được xem là lễ vật quan trọng trong việc đón Tết
Gà cúng nên quay ra hay quay vào?
Theo một số quan niệm dân gian thì gà cúng khi đặt trên ban thờ gia tiên thì phải quay vào. Đặt gà quay ra thì nhìn mâm cúng, ban thờ cúng lễ trông đẹp nhưng lại là quay mông vào thần linh tổ tiên. Gà đặt quay đầu vào bát hương thể hiện sự tôn kính, đó là thế gà chầu. Trong quan niệm tâm linh phong thủy thì gà cúng trên ban thờ nên đặt quay vào ban thờ, nghĩa là con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu, thể hiện sự tôn kính thần linh, gia tiên. Trong khi gà quay ra tức là gà không chịu chầu, thể hiện sự bất kính, ngang ngược.
Cúng giao thừa thì thường có thêm mâm lễ cúng ngoài trời để gọi mặt trời. Do đó khi đặt gà trong mâm lễ cúng ngoài trời đêm giao thừa thì thường sẽ hướng gà về phía mặt trời mọc. Bát hương ở trước, gà hướng về bát hương hướng về mặt trời, người cúng đứng phía sau gà.
Trong quan niệm xa xưa của người Việt, gà trống như cầu nối giữa thế giới con người với thế giới thần linh. Thế nên việc cúng gà và đặt gà đúng hướng mang ý nghĩa tâm linh.
Hướng đặt gà cúng cũng rất quan trọng
Lưu ý khi chọn gà trống dâng cúng
Gà cúng đặc biệt cúng lễ giao thừa nên chọn con gà trống vừa phải, tránh gà cựa dài chứng tỏ cựa già. Khi đi mua gà trống nếu còn lông thì xem lông mượt, mỏ không bị chảy nước, mào đỏ tươi đó là gà ngon. Nếu mua gà đã làm lông thì chú ý chọn gà troogn da tươi tắn đàn hồi, cựa vừa phải, không bị thâm tím…
Khi làm gà cúng không nên cắt rời chân và nên uốn chân vào trong và mổ moi tránh mổ phanh. Làm gà cúng nên luộc cả bộ lòng mề để đầy đủ bộ phận. Ngày nay đã có dịch vụ mổ gà chuyên nghiệp và cột thắt thành gà cánh tiên nên nhiều người không còn phải lo lắng về điều này nữa.
Gà cúng khi luộc nhớ luộc nồi rộng, ngập nước, đun sôi nước, thả gà vào và đun sôi lại rồi để lửa liu riu. Điều đó giúp cho gà không bị rách ra, gà đẹp không loang màu. Gà cúng thì nên để lại cả bộ nội tạng trong đĩa cúng, tránh thiếu xót.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm.