Không phải cứ trái cây giá cao đều là hàng nhập khẩu chất lượng, đôi khi chị em vẫn nên biết cách phân biệt hàng Trung Quốc để khỏi “tiền mất tật mang”.
Cherry
– Cherry Mỹ, Canada, New Zealand hoặc Úc có giá 500.000 – 750.000 đồng/kg thu hoạch từ tháng 5 đến giữa cuối tháng 8 hàng năm. Hàng Trung Quốc lại có quanh năm, và mức giá dao động 300.000 đồng/kg.
– Đặc trưng của cherry nhập từ Mỹ và các nước khác là có vỏ ngoài đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, sáng bóng, trái chắc, phần cuống còn màu xanh, mọng nước, không mềm nhũn, vị ngọt thanh dịu. Trong khi đó, cherry Trung Quốc xốp, trái mềm và vị ngọt không dịu.
– Người mua cần lưu ý tìm hiểu đến thời gian thu hoạch các giống, loại trái cây ở các nước. Đặc biệt lưu ý hình dáng trái. Ví dụ như táo Mỹ, New Zealand hơi vuông, có góc cạnh, cầm nặng tay. Trong khi đó, táo Trung Quốc trái thường tròn, được bọc trong lưới xốp.
– Cherry Úc hay Mỹ chỉ có thể giữ được 10 ngày và phải bảo quản ở nhiệt độ dưới 10oC, nếu để bên ngoài chỉ 1 ngày trái sẽ héo, da nhăn. Trong khi đó, loại của Trung Quốc được bày bán tràn lan dưới nắng nóng nhưng vẫn tươi ngon.
Lê
– Lê Việt Nam chỉ có trong khoảng tháng 8 – 9, còn lại thì thị trường chỉ có lê Trung Quốc, với giá lẻ khoảng 30.000 đồng/kg.
– Riêng loại lê nhập từ Hàn Quốc thì dễ nhận biết hơn. Do màu sắc, kích thước, hình dáng trái khác biệt. Lê Hàn Quốc nếu để lâu ngoài trời thì vỏ nhăn, khô nước dần và héo rũ.
– Lê Trung Quốc nhưng giống hệt loại của Hàn Quốc thì để được lâu, vỏ mọng nước và không có mùi thơm đặc trưng. Khí hậu Trung Quốc phù hợp trồng lê nên chợ đầu mối nhập về điều đặn, quanh năm loại lê vàng và gần đây còn có thêm loại “nhái” lê Hàn Quốc. Lê Trung Quốc thường có màu vàng tươi bắt mắt, trái to, đặc biệt căng bóng dưới nắng.
Video đang HOT
– Lê Việt Nam thì sờ vào vỏ sần, hạt dưới vỏ nổi rõ, xỉn màu và đặc biệt rất thơm. Một điều đáng chú ý nữa là Trung Quốc thì không có mùi mà lại nhiều nước. Hàng Việt thì “còi’, chắc tay khi cầm.
Táo
– Điểm dễ phân biệt nhất giữa táo Trung Quốc và táo Mỹ đó là màu sắc. Hàng Mỹ thì màu sẫm, đậm như màu đỏ huyết, trong khi táo Trung Quốc màu nhạt, ửng hồng cục bộ, không đều màu, đôi chỗ trắng lợt.
– Giá táo Mỹ dao động 70.000 – 90.000 đồng/kg tùy kích thước, trong khi táo Trung Quốc chỉ 30.000 đồng/kg. Đặc biệt, táo Trung để ở nhiệt độ thường được cả 2-3 tháng trong khi táo Mỹ chỉ để được 2 ngày đã xuống màu, héo. Mùa táo Mỹ từ tháng 9 đến tháng 6 năm sau, còn hàng Trung Quốc thì quanh năm đều có.
– Những người bán trái cây lâu năm chia sẻ, người Việt dễ bị nhầm giữa táo Pháp với táo Trung Quốc vì màu sắc khá giống. Tuy nhiên, nếu cầm táo Trung Quốc trên tay sẽ thấy nhẹ hơn, xốp và trái to đều. Táo Pháp trái nhỏ, chắc tay và có mùi thơm, ngọt giòn chứ không xốp. Giá táo Pháp cũng từ 60.000 đồng/kg với loại trái nhỏ.
– Ngoài ra, trên thị trường Việt bắt đầu xuất hiện táo Ba Lan, có màu đỏ đặc trưng và thuông dài chứ không tròn. Do đó loại này không dễ lẫn lộn.
Nho
– Nho Mỹ thường được bọc kĩ trong bao, cân sẵn. Trên bao ghi rõ cỡ trái, xuất xứ, cân nặng. Chỉ có hàng Tàu mới được đổ thành đống để lựa và cân theo nhu cầu.
– Về hình thức, nho Mỹ vỏ sậm, đều màu, thường là màu tím đen, dáng thuông dài và cuống bám chắc. Hương vị ngọt và giòn. Trong khi nho Trung Quốc nhìn rất bủng beo, màu nhạt thậm chí chuyển sang đỏ, trái to tròn, dễ đứt cuống, vị ngọt hơi chua và mềm.
– Giá nho Mỹ dao động 200.000 – 220.000 đồng/kg. Nho Nam Phi rẻ hơn, tầm 170.000 đồng/kg. Riêng nho Trung Quốc chỉ 60.000 – 90.000 đồng/kg.
– Nho đỏ Mỹ cũng là “nạn nhân” của hàng Trung Quốc trà trộn. Chỉ cần tách đôi một trái và quan sát xem phần thịt xung quanh hạt nho mềm và hạt nho nằm tách biệt thịt trái thì đó là hàng Trung Quốc. Hàng Mỹ thì thịt giòn, hạt không tách biệt khỏi thịt trái.
– Điều cần chú ý nữa là nho Trung Quốc thu hoạch từ tháng 5 – 9, còn nho Mỹ là từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Cam
– Theo dân buôn tại chợ đầu mối, điểm “nhận dạng” loại cam vàng Trung Quốc là có vỏ vàng bóng mịn, ăn ngọt, không hạt. Cam Trung Quốc thường đổ đống và không có nhãn gồm tên và xuất xứ hoặc mã vạch.
– Trong khi các loại cam ngoại khác thì nặng và mọng nước, vị hơi chua không ngọt gắt, trái không đều nhau và núm trái nhăn nheo. Mùa cam Úc chỉ từ tháng 5 – 10 hàng năm.
Lựu
– Lựu Việt Nam trái nhỏ, hột nhiều, dày, màu da xanh.
– Lựu nhập Israel trái to, vỏ mỏng, hạt màu tím sẫm, vị hơi chua chứ không ngọt gắt.
– Lựu Trung Quốc to, tròn, vỏ mỏng, màu trắng hồng.