Tôm là một món ăn bổ dưỡng và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bởi giá thành của nó khá đắt đỏ nên nhiều người bán bơm tạp chất để tăng trọng lượng, thu lại được lãi cao. Vì thế, khi mua tôm, bạn hãy cẩn thận, cố gắng không mua 5 loại này để không lãng phí tiền bạc mà còn giúp đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình bạn.
Các loại tôm không nên mua
+ Đầu và đuôi tôm đã bị đen
Khi mua tôm, một số người hay tham lam vì rẻ và cho rằng màu sẫm, đốm đen cũng chẳng là gì. Thực tế, đầu và đuôi tôm đã đen là dấu hiệu của tôm bị thối. Loại tôm này chết đã một thời gian khá lâu, chất bẩn trong sợi tôm đã xuống cấp, có mùi tanh nồng nặc, khó làm sạch. Sợi tôm chính là ruột của tôm, chứa thức ăn khó tiêu và phân. Nếu như sợi tôm bị thối thì dù có rửa bao nhiêu cũng rất khó làm sạch hoàn toàn. Nếu như ăn phải, bạn có thể sẽ bị tiêu chảy và thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe đường tiêu hóa.
+ Tôm bị mất đầu và đuôi
Khi lựa chọn tôm, bạn đừng nghĩ rằng việc mất đầu và đuôi là chuyện bình thường. Đầu và thân tôm dính chặt vào nhau. Nếu như đầu và đuôi bị lỏng, thậm chí đã bị gãy trong quá trình vận chuyển thì điều đó có nghĩa là tôm không còn tươi. Loại tôm này không chỉ mất thẩm mỹ mà thịt của nó còn bị khô do mất nước, mùi vị rất tệ, mất ngon.
+ Tôm thẳng
Khi vớt tôm, những con tôm cong thường sẽ còn tươi vì cơ của chúng co lại, săn chắc. Trong khi đó, những con thẳng hoặc đã bị đông lạnh lâu ngày hoặc đã chết vài ngày thì cơ sẽ giãn ra trước khi trở nên thẳng. Mô cơ của tôm chết càng lâu ngày thì càng rã rời từ lâu nên tất nhiên sẽ không uốn cong được.
+ Tôm đông lạnh
+ Tôm vỏ mềm
Sự tồn tại của tôm vỏ mềm cần được cảnh giác hơn. Nếu như chỉ có một số ít tôm có vỏ mềm thì đó có thể là tôm bóc vỏ bình thường. Nhưng nếu cả đàn tôm mà có vỏ mềm thì 80% trong số đó đã được cho ăn hormone. Nội tiết tố sẽ khiến cho tôm phát triển nhanh nhưng vỏ sẽ không phát triển cứng và kết quả là con tôm bị mềm nhũn. Loại tôm này không chỉ thịt xốp, mùi vị kém mà còn tiềm ẩn nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người.
Cách bảo quản tôm tươi, ngon, chuẩn
Đầu tiên, bạn nên chọn mua tôm đang tươi sống, cắt bỏ râu rồi sau đó rửa sạch sẽ, để ráo nước trước khi bảo quản.
Sau khi tôm đã ráo nước, bạn hãy xếp vào hộp đựng thực phẩm rồi rắc vào một ít đường trắng, lắc đều. Sau đó, bạn cất tôm vào ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông để bảo quản chúng ở nhiệt độ thấp. Khi chế biến, bạn có thể lấy ra từng con tôm một cách rất dễ dàng.
Lưu ý, không nên bảo quản tôm quá lâu (tốt nhất là dưới thời gian 30 ngày) vì việc để lâu sẽ làm tôm mất đi giá trị dinh dưỡng.