×

Chính thức: Con riêng có được chia thừa kế của mẹ kế, cha dượng không?

Con riêng có được chia thừa kế của mẹ kế, cha dượng không?

Khoản 2 Điều 68 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình.

Trong khi đó, Bộ Luật dân sự không phân biệt quyền thừa kế của con chung hay con riêng. Do đó, khi có đầy đủ chứng cứ để chứng minh một người là con của người để lại di sản thì người con đó vẫn được pháp luật bảo vệ về quyền hưởng thừa kế.

Về quan hệ thừa kế giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế, điều Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Con riêng và cha dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”.

Bên cạnh đó, Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ được quy định tại Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này”.

Như vậy, theo các quy định đã được nêu trong Bộ luật Dân sự 2015, con riêng, nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì vẫn được hưởng thừa kế di sản từ mẹ kế, cha dượng.
Con riêng, nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì vẫn được hưởng thừa kế di sản từ mẹ kế, cha dượng.

Con riêng, nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì vẫn được hưởng thừa kế di sản từ mẹ kế, cha dượng.

Con riêng thuộc hàng thừa kế thứ mấy theo pháp luật?

Người thừa kế theo pháp luật được điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy địnhnhư sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Theo quy định, trường hợp con riêng và mẹ kế, cha dượng có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì người con riêng được pháp luật thừa nhận quyền thừa kế đối với di sản thừa kế của mẹ kế, cha dượng. Quyền thừa kế giữa họ tương tự như quyền thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ.

Như vậy, con riêng thuộc hàng thừa kế thứ nhất nếu chia di sản thừa kế theo pháp luật.

Quy định phân chia di sản cho con riêng

Việc phân chia di sản theo pháp luật được quy định tại Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

– Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

– Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Việc phân chia di sản theo phép luật đối với con riêng được thực hiện theo quy định nêu trên.

Related Posts

Sau 3 năm nghỉ việc ở VTV, cuộc sống của nữ BTV xinh đẹp bậc nhất giờ thế nào?

MC Huyền Châu đã rời VTV từ năm 2021, sau 16 năm gắn bó để tìm kiếm những cơ hội và trải nghiệm mới ngoài lĩnh vực…

Con trai đòi lấy vợ, phản ứng của DV Quốc Tuấn mới s-ố-c

Ở tuổi 21, Bôm là chàng trai trưởng thành, biết giúp đỡ việc nhà và làm vui lòng bố.Hơn 6 năm sau chương trình Điều ước thứ 7,…

Con gái trong bụng Nhật Kim Anh lai Tây? Chính chủ chính thức lên tiếng

Trải qua nhiều sóng gió, Nhật Kim Anh và chồng cũ Bửu Lộc giờ đây có mối quan hệ tốt đẹp. Biết tin vợ cũ sắp sinh…

Từ khi bố chồng mất, đêm nào mẹ chồng cũng đòi lên ngủ cùng vợ chồng tôi vì… sợ m-a. Đang tận hưởng cuộc sống của vợ chồng son thì bỗng nhiên mọi thứ trở nên xám xịt nhưng không muốn mẹ tr-ầ-m cả-m sau khi bố ra đi nên tôi đành nín nhận. Hôm đó chợt tỉnh giấc giữa đêm tôi gi-ậ-t nảy mình khi thấy bà đang lúi húi làm điều này ở góc phòng

 Kể từ ngày bố chồng mất, mẹ chồng tôi dọn lên phòng ngủ cùng vợ chồng vì bảo rằng đêm tối lạnh lẽo, lại sợ ma quấy…

Tôi là con một, mặc dù biết chồng tôi có bồ nhưng mẹ đ-ẻ vẫn quyết định cho anh thừa kế tài sản chỉ vì con rể đã nhiệt tình chăm sóc bà trong suốt bao nhiêu năm ốm nằm li-ệt một chỗ. Nghĩ cũng t-ứ-c, đường đường chính chính là con r-uộ-t mà tay trắng nhưng vì bà đã viết di chúc rồi nên tôi cũng chẳng ho he nửa lời. Vừa nhận được sổ đỏ, chồng tôi đem đi sang tên ngay nhưng khi đến nơi thì anh s-ố-c ng-ửa khi nghe nhân viên báo người đang đứng tên nhà đất chính là…

Tôi và anh quen nhau trong một buổi chiều mưa lất phất. Anh là người đàn ông điềm đạm, trầm tính, luôn cẩn thận trong từng lời…

Biết tôi có bồ nhưng vì đang UT giai đoạn cuối nên mẹ vợ cũng tặc lưỡi cho qua. Trong suốt nửa năm bà nằm viện, tôi vẫn một tay chăm sóc từng ly từng tí: thay bỉm, gội đầu, cũng chẳng ngại hôi khai, còn con r-uộ-t của bà thấy bẩn là tránh xa. Cảm kích trước sự nhiệt tình của chàng rể, mẹ đã di chúc toàn bộ nhà cửa, xe cộ cho, còn anh em bên nhà vợ trắng tay. Nhưng khi dở sấp giấy tờ ra đi công chứng thì tôi r-ợ-n ng-ườ-i khi biết sự thật ki-nh hoà-ng

 Hôm ấy, sau một thời gian dài mẹ vợ nằm viện, sức khỏe bà yếu dần, không qua khỏi. Tang lễ diễn ra trong sự tiếc thương…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *