×

Công dân Việt Nam bắt buộc phải làm 1 việc nếu không sẽ bị cấm xuất – nhập cảnh

Xuất cảnh nhập cảnh là gì?

Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định giải thích thuật như như sau:

Xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

Nhập cảnh là việc công dân Việt Nam từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.

Như vậy, Xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam. Nhập cảnh là việc công dân Việt Nam từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.
Công dân Việt Nam bắt buộc phải làm 1 việc nếu không sẽ bị cấm xuất - nhập cảnh

Công dân Việt Nam bắt buộc phải làm 1 việc nếu không sẽ bị cấm xuất – nhập cảnh

Quy định mới về việc xuất-nhập cảnh

Thông tư 59/2024 do Bộ Công an ban hành có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 79/2020 quy định việc kiểm soát xuất nhập cảnh với công dân Việt Nam tại cửa khẩu.

Theo đó, công dân khi làm thủ tục xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu sẽ được thu thập ảnh chân dung, vân tay theo quy định của pháp luật.

Luật Căn cước có hiệu lực từ 1/7/2024, người dân làm thủ tục để cấp thẻ căn cước sẽ được lấy sinh trắc học mống mắt cùng với vân tay và ảnh khuôn mặt. Theo Bộ Công an, việc thu thập các thông tin này là để làm cơ sở đối soát, xác thực thông tin của mỗi cá nhân và hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay của một người.

Thông tư 59/2024 cũng quy định đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh sẽ có những nhiệm vụ liên quan đến kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu.

Theo đó, lực lượng kiểm soát sẽ xác nhận việc công dân Việt Nam đã hoàn thành thủ tục xuất cảnh hoặc nhập cảnh một cách hợp lệ, bao gồm đóng dấu kiểm chứng hoặc không đóng dấu kiểm chứng vào giấy tờ.

Thông tin về quá trình xuất cảnh, nhập cảnh trên cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh có giá trị thay thế dấu kiểm chứng đóng trên giấy tờ xuất nhập cảnh của công dân.

Khi làm nhiệm vụ, cán bộ phụ trách sẽ nhập thông tin của người xuất cảnh, nhập cảnh vào hệ thống kiểm soát xuất nhập cảnh, và bổ sung các thông tin cần thiết.

Tiếp theo, kiểm tra, đối chiếu các thông tin nhân thân trong giấy tờ xuất nhập cảnh với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Sau đó, cán bộ chức năng đóng dấu kiểm chứng vào giấy tờ xuất nhập cảnh của công dân xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu cảng và cửa khẩu biên giới đất liền chưa kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.

Bên cạnh đó, cán bộ chức năng thực hiện tạm hoãn xuất cảnh đối với công dân Việt Nam theo quy định của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, sửa đổi, bổ sung năm 2023.

Related Posts

Chúc mừng vợ chồng ca sĩ Đăng Khôi – Thủy Anh đón con thứ 3 chào đời, quý tử Rồng vàng lấy hết g;en trội của bố mẹ

Mới đây, Đăng Khôi hé lộ những hình ảnh đầu tiên khi quý tử thứ 3. Em bé chào đời vào đầu tháng 12/2024, là thành viên…

2 trường hợp di chúc không có hiệu lực từ 1/2025

Thế nào là di chúc hợp pháp?Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc hợp hợp pháp như sau: – Di chúc hợp…

10 trường hợp xây nhà không cần giấy phép xây dựng từ sang năm, đó là trường hợp nào?

Giấy phép xây dựng nhà ở là gì?Giấy phép xây dựng là loại giấy tờ bắt buộc mà khi cơ quan đoàn thể, hay tổ chức cá…

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở học sinh bắt buộc phải có 2 thứ

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở học sinh phải sơn màu vàng đậm và có biển báo Nghị định số 151/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy…

10 trường hợp xây nhà không cần xin giấy phép xây dựng từ 1/2025

Giấy phép xây dựng nhà ở là gì?Giấy phép xây dựng là loại giấy tờ bắt buộc mà khi cơ quan đoàn thể, hay tổ chức cá…

Ngành học được Bộ GD&ĐT ưu ái thu nhập cực cao hiện nay

Gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi một văn bản tới các trường học, đề cập đến việc thực hiện chương trình “Phát triển…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *