Trong cuộc đời, vạn vận không ngừng biến hóa, không có gì là bất biến. Đối mặt với nghịch cảnh, nguy nan, nhiều người trong chúng ta cảm thấy lo lắng. Tuy vậy, trong phúc có họa, trong họa có phúc. Đây là lẽ thường tình trong cuộc sống. Đức Phật dạy rằng, trên đời này có 2 điều tối kỵ chớ nên phạm phải, đó là điều gì?
1. Nói dối
Nói là một nghệ thuật trong cuộc sống. Lời nói có thể giúp con người thăng tiến, thành công nhưng cũng có thể khiến họ bị khinh ghét, gặp tai họa. Người xưa đã dạy: “3 năm học nói, một đời học im”. Vì vậy, việc nói và không nên nói điều gì rất quan trọng. Và những người nói lời hay, lời dễ nghe chắc chắn sẽ có được thứ người khác không có được.
Những điều chúng ta nên làm là nói lời nên nói, nói chuyện một cách trôi chảy, tế nhị. Để đạt được những ham muốn ích kỷ của bản thân, không ít người đã cố tình nói dối để lấy lòng người khác. Người nói dối có thể đạt được một số thứ nhất thời. Tuy nhiên, khi chuyện nói dối bị bại lộ, người đó sẽ bị khinh bỉ, đánh mất lòng tin từ người khác.
Theo lời nhà Phật, có hai khía cạnh nói dối: nói dối có ý tốt và nói dối bất thiện. Nói dối có ý tốt nhằm mục đích cứu người, giúp người. Tùy theo hoàn cảnh mà người đó có thể nói dối hay không. Bản thân chúng ta phải hạn chế đến mức thấp nhất vì nói như thế sẽ trở thành thói quen, dần dần sẽ chuyển từ ý nghĩ nói thiện sang nói bất thiện.
Nói dối bất thiện là lừa lọc, qua mặt người khác để hưởng lợi hoặc che đậy lỗi lầm của mình – đây là hành vi cần tránh. Suy cho cùng thì lời nói dối xuất phát từ việc sợ người khác biết lỗi lầm của mình, chẳng hạn: người nổi tiếng nói dối là vì sợ ảnh hưởng đến tiếng tăm. Doanh nghiệp nói dối là để bán được hàng. Trẻ con nói dối là vì sợ bị la mắng…
Giới luật nhà Phật quy định rõ trong Ngũ giới có giới cấm nói dối, vì khi nói dối sẽ làm mất lòng tin với nhiều người ví như chuyện chú bé chăn cừu.
Tuy đó chỉ là chuyện ngụ ngôn nhưng nếu thật sự quan sát thì nó cũng có trong đời sống thường nhật với nhiều người, biểu hiện tương tự, gây mất niềm tin nơi người khác. Đau đớn nhất là vì một lần dối, sau đó không còn ai đặt niềm tin nơi mình, mình nói gì cũng bị hoài nghi.
2. Ngoại tìnhTrong xã hội hiện đại, con người cởi mở, thoáng hơn trong suy nghĩ, tư tưởng truyền thống không được coi trọng. Nhiều người nghĩ thoáng hơn về gia đình, tình dục.
Tuy nhiên, ngoại tình là một trong số những điều không nên phạm phải. Ngoại tình tuy không vi phạm pháp luật nhưng vi phạm đạo đức cá nhân, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Xét về khía cạnh hạnh phúc gia đình, cuộc sống vợ chồng, trong suốt quá trình giáo hóa của mình, Đức Phật đã không ít lần nhắc nhở rằng người nữ phải luôn giữ gìn tiết hạnh và người nam không được sinh tâm tà dục.
Ngài luôn đề cao sự thủy chung cũng như các quy chuẩn đạo đức trong xã hội. Sự gắn kết vợ chồng lại thường rất phức tạp và khác biệt so với những mối quan hệ xã hội khác. Nó là sự gắn kết giữa người nam và người nữ từ lúc lấy nhau cho đến lúc lìa đời. Để giữ vững mối quan hệ đó, Đức Phật đã đặt ra một trong năm giới cấm đối với đệ tử tại gia trong đó có cấm chính là tà dâm.
Ngoại tình chính là một biểu hiện của tà dâm. Người có tâm tà dâm thì hành vi, lời nói cũng không thể đoan chính, đứng đắn. Tà dâm mang lại khoái cảm nhất thời nhưng để lại hệ lụy khôn lường. Phật gia dạy rằng, người khi sống tà dâm thì lúc chết đi, xuống địa ngục phải chịu rất nhiều cực hình, không có cơ hội đầu thai.