Nhiều người dân quan tâm rằng sang năm 2023-2024 đất có thông báo thu hồi thì có được tách thửa, thế chấp không?
Thu hồi đất là gì?
Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai (khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013).
Khi nào Nhà nước thu hồi đất?
Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh
– Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng.
– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.
– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
(Điều 61, 62, 64, 65 Luật Đất đai 2013)
Tách thửa là gì?
Tách thửa là quy trình phân chia quyền sử dụng đất từ người đứng tên trong sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác. Theo quy định hiện hành, việc tách thửa hay phân chia đất đai là quy trình phân quyền sở hữu đất từ một người đứng tên, chịu trách nhiệm sang cho một hoặc nhiều đối tượng khác nhau.
Đất có thông báo thu hồi có được tách thửa, thế chấp không?
Tách thửa được hiểu đơn giản là việc chia một thửa đất do một người đứng tên thành hai hoặc nhiều mảnh đất do nhiều người đứng tên. Theo đó, khi có thông báo thu hồi đất, người dân không được tách thửa đất.
Căn cứ khoản 23 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP có quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quy định cụ thể điều kiện tách thửa đất đối với từng loại đất dựa theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng và điều kiện cụ thể tại địa phương.
Theo đó, điều kiện được phép tách thửa và các trường hợp bị từ chối tách thửa được quy định khác nhau giữa các địa phương. Tuy nhiên về cơ bản, cơ quan có thẩm quyền thông thường từ chối yêu cầu tách thửa đối với những trường hợp sau:
– Không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Đất đã hết thời hạn sử dụng đất.
– Đất có tranh chấp.
– Đất đang bị kê biên.
– Việc tách thửa không phù hợp với kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất.
– Không đủ diện tích để tách thửa theo quy định của từng địa phương.
– Đất đã có thông báo thu hồi hoặc đã có quyết định thu hồi.
Tóm lại, đối với trường hợp đất đã có thông báo thu hồi hoặc có quyết định thu hồi đất thì cơ quan có thẩm quyền sẽ từ chối đề nghị tách thửa nhằm đảm bảo việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất và thu hồi đất tại địa phương.
Có thông báo thu hồi đất có được thế chấp không?
Khi đã có thông báo thu hồi đất, người sử dụng đất không được thế chấp quyền sử dụng đất. Cụ thể:
Cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp được giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê một lần, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho và thừa kế thì có quyền thế chấp quyền sử dụng đất (điểm g khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013).
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau khi thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất:
– Thứ nhất là có giấy chứng nhận, trừ trường hợp người nhận thừa kế quyền sử dụng đất đều là người nước ngoài/người Việt Nam định cư nước ngoài không được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam và trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất chưa có Giấy chứng nhận tuy nhiên có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận;
– Thứ hai, đất này không có tranh chấp.
– Thứ ba, quyền sử dụng đất này không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
– Cuối cùng là phải trong thời hạn sử dụng đất.
Mặt khác khi Nhà nước thu hồi đất thì quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân này sẽ bị chấm dứt đồng thời bị thu hồi giấy chứng nhận.
Do đó, trường hợp đã có thông báo thu hồi đất là trường hợp không các đáp ứng đủ điều kiện thế chấp nêu trên. Cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất có nghĩa vụ thực hiện theo thông báo thu hồi đất và không được thế chấp quyền sử dụng đất.