Nghẹn ngào câu nói của những em nhỏ ở một vùng đất nghèo ở Quảng Trị: ‘Em không được đi học vì nhà quá nghèo’
Câu chuyện về những đứa trẻ có nguy cơ không được đến trường vì gia đình quá nghèo khiến người dân ở thôn 1, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đau lòng mỗi khi nhắc đến.
Miền đất khó Quảng Trị còn biết bao đứa trẻ nghèo khao khát được đến trường – Ảnh: ĐOÀN NHẠ
Mảnh đất này nổi tiếng là nghèo khó từ bao đời, nhưng điều đáng nể phục là tinh thần hiếu học của lớp trẻ.
“Em muốn đi học như bạn”
Trong căn nhà vắng vẻ cuối thôn, bà Lê Thị Mặn (71 tuổi) cùng đứa cháu nhỏ hì hục trong gian bếp. Việc dọn bữa cơm tối cũng khiến hai bà cháu loay quay mãi bởi bà Mặn thì bị gãy xương chân đứng không vững; bé Đoàn Thị Su Chinh, cháu nội của bà thì mới lên 5 còn quá bé để biết phụ bà công việc.
Đã hơn một năm kể từ ngày mẹ Su Chinh mất, bao nhiêu biến cố xảy đến với gia đình bà.
Bà Mặn bị ngã gãy chân. Rồi anh Đoàn Thanh Lợi (33 tuổi) ba bé Su Chinh cũng bị tai nạn lao động.
Nhà không có lấy một nguồn thu, lấy đâu tiền nuôi bé Su Chinh chứ chưa tính đến chuyện cho em đi học.
Anh Lợi vừa đỡ đau là chạy ngược chạy xuôi kiếm việc làm. Sức khỏe không còn, không thể phụ hồ như trước, anh phải xa con, ra tận Cửa Việt xin theo tàu đánh bắt xa bờ phụ việc.
Bữa đực bữa cái, mỗi tháng anh về thăm con một lần, mang theo chừng triệu bạc gửi bà Mặn lo bữa ăn rồi lại ra đi.
Ở cái xứ gió Lào cát trắng, có biển mà lại không làm biển được, bà con trong thôn thương gia cảnh bà Mặn, thương bé Su Chinh nhưng không nhà nào có điều kiện mà giúp.
Tuổi được đến trường nhưng phải ở nhà, Su Chinh nhút nhát không giao tiếp với người lạ, mái tóc cháy nắng vàng hoe, chỉ biết gật đầu khi được hỏi có muốn đi học không – Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Hàng xóm bé Su Chinh kể lại rằng, mẹ em bị tai biến cách đây hơn một năm, anh Lợi chạy chữa khắp nơi, vay mượn, nợ nần chồng chất mà chị vẫn không qua khỏi.
Thời gian chị nằm viện ở Sài Gòn, bé Su Chinh còn quá nhỏ, bà nội gãy chân ngồi một chỗ, không biết gửi cho ai nên anh đành để con ngồi cạnh giường bệnh của mẹ nó, còn mình thì đi kiếm việc làm.
Su Chinh bị ngã gãy chân trong ngày mẹ em mất. Đám tang đưa mẹ về quê là ngày đưa em với cái chân bó bột về cùng. Bà con chòm xóm nhìn ai cũng ứa nước mắt.
Bà Mặn bảo: “Chừ tui không còn biết than khổ vì cái chi nữa. Khổ hết nói được nữa rồi. Tui chỉ có một nỗi day dứt là con Su đến tuổi đi học vẫn phải ở nhà nghịch cát cùng bọn con nít trong xóm. Thằng Lợi hắn nói không có tiền thì thôi mạ ơi, con đành cho cháu ở nhà”.
“Mà con Su hắn ưng đi học. Hắn còn nhỏ chứ hay đòi đi học với bạn lắm”. Nói đoạn, bà Mặn nhíu hết mấy hàng nếp nhăn dồn lên mắt. Nước mắt bà trào ra, chát chúa.
Lớn lên trong chiếc sọt của bà
Tuấn nay đã lớn, không ngồi vừa trong chiếc sọt của bà nội nữa. Sự học nếu được nối dài sẽ đưa cuộc đời em thoát khỏi chiếc sọt tre ngày bé – Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Nếu nhà bà Mặn thuộc diện khó khăn nhất nhì của xã, thì hoàn cảnh của em Bùi Đoàn Anh Tuấn (7 tuổi) cũng khiến bà con trong thôn không khỏi chạnh lòng.
Em ra đời là kết quả của mối tình vụng dại thời sinh viên của ba mẹ, không đăng ký kết hôn, không thủ tục hỏi cưới. Ngày hai đứa sinh viên mặt búng ra sữa vác bụng chình ình về, bà Lê Thị Hường (bà nội Tuấn) phải cắn răng chăm “con dâu” sinh đẻ. Mẹ Tuấn quyết giấu bên ngoại, đợi sinh con xong rồi tình tiếp.
Bà Hường thương con, thương cháu nhẩm tính sinh xong, lại nuôi cả hai đi học rồi làm đám cưới sau ngày hai đứa ra trường.
Ấy thế mà mẹ Tuấn bỏ em đi khi em còn đỏ hỏn, theo người tình mới, không một thông tin hỏi han con.
Ba em học xong thì kiếm việc ở tận Đồng Nai, mỗi năm về thăm con một lần. Tuấn còn khó nhớ nổi mặt ba, và trong trí óc thằng bé, hình ảnh người mẹ là điều gì đó thật xa lạ.
Tuấn học giỏi nhất nhì lớp, luôn được mọi người yêu mến bởi tính tình hiền lành – Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Tuấn lớn lên trong vòng tay bà Hường. Từ khi em còn nhỏ, bà chăm bẵm, bú mớm. Khi Tuấn biết ngồi, bà Hường đành bỏ cháu vào một bên chiếc sọt, một bên bà chở bao cát.
Không ai giữ cháu nên đi đâu bà cũng chở Tuấn theo. Lớn lên trong cặp sọt sau lưng chiếc xe đạp cà tàng của bà nội, học sách cũ của bà đi xin về, Tuấn cực kỳ thông minh. Em luôn đứng vào tóp nhất nhì của lớp trong mỗi năm học.
“Tuổi còn nhỏ nhưng đã biết phụ nội quét nhà, dọn cơm, đuổi gà. Tuấn ngoan và nghe lời nội lắm”- bà Hường nói đầy tự hào về cậu cháu trai.
Điều khó khăn duy nhất với bà là đối mặt với câu hỏi của Tuấn: “Mẹ cháu đâu?”.
Bà nội đi làm, một mình Tuấn thui thủi một mình – Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Hè này, cậu bé đã đi mượn sách lớp hai về vừa ngồi đuổi gà khỏi đám khoai khô bà phơi giữa sân, vừa tập đọc, làm toán lớp 2 để chuẩn bị vào năm học mới.
Cô Nguyễn Thị Lành, giáo viên chủ nhiệm của Tuấn, cho biết: “Em học rất tốt, chăm chỉ và biết giúp đỡ bạn. Tuấn là học sinh gương mẫu nhất trong lớp của tôi”.
Với bà Hường, cuộc chiến đưa cháu đến trường ngày càng gian truân khi tuổi bà đã xế chiều. Bà chỉ lo khi mình già đi, còn ai chăm lo cho cháu.
News
Gương mặt không son phấn của nữ diễn viên Lee Young Ae gây ra tranh cãi
Có những ý kiến trái chiều về gương mặt không son phấn của nữ diễn viên Lee Young Ae. Mới đây, hình ảnh Lee Young Ae để mặt…
Song Hye Kyo bị nghi l;:ộ ả;:nh, cờ nhiếp nh;:ạy cả;:m
Bức ảnh mới của Song Hye Kyo hiện đang khiến dân tình bàn luận sôi nổi. Gần đây, cộng đồng mạng thế giới lại được phen thót…
Hyun Bin được minh tinh quyến rũ nhất thế giới công khai nói lời yêu, còn sẵn sàng trao thứ quý giá nhất cho anh
Nữ diễn viên January Jones đã đăng tải hình ảnh Hyun Bin trên trang cá nhân kèm lời công khai tỏ tình. Mới đây trên trang cá…
Bi Rain lấy vợ đẹp có 2 cô con gái xinh đẹp nhưng ngày càng nữ tính
‘Hoàng tử 1 mí’ Bi Rain nhận nhiều bình luận trái chiều về việc đeo khuyên tai nữ tính và sử dụng túi xách của phụ nữ….
Cuộc gọi cuối cùng của nữ diễn viên “Ước Mơ Vươn Đến Một Ngôi Sao”, thực sự quá rùng mình
Park Won Sook – bạn diễn của Choi Jin Sil trong Ước Mơ Vươn Đến Một Ngôi Sao khiến công chúng không khỏi xót xa. Vào ngày…
Quá ngỡ ngàng với ngoại hình con trai ‘hoàng tử nụ cười’ xứ Hàn
Nam diễn viên Kim Jae Won khiến khán giả bất ngờ vì cho quý tử nhỏ của mình xuất hiện trên truyền hình. Trong tập phát sóng…
End of content
No more pages to load