Nguyễn Minh Triết (Trường THPT Chuyên Quốc học, Thừa Thiên – Huế) quyết định chủ động nhường quyền trả lời câu hỏi cuối cùng cho 2 bạn chơi trị giá 30 điểm.

GĐXH – Lê Xuân Mạnh nuôi dưỡng giấc mơ được tham gia sân chơi Đường lên đỉnh Olympia khá muộn.

Lê Xuân Mạnh, học sinh Trường THPT Hàm Rồng, Thanh Hóa xuất sắc và giành vòng nguyệt quế trong trận Chung kết năm của Đường lên đỉnh Olympia 2023.

“Cảm xúc của em giờ đây không có gì để diễn tả được, vô cùng sung sướng và tự hào khi là mang vòng nguyệt quế đầu tiên về cho tỉnh Thanh Hóa. Em muốn dành tặng chiến thắng này cho tất cả những người đã ủng hộ em trong khoảng thời gian vừa qua, đặc biệt là gia đình và người bà đã khuất”, Mạnh chia sẻ. Mạnh cho hay chiến thắng phải hội tụ cả 2 yếu tố kiến thức và may mắn và ở trận đấu này, em đã có đủ cả 2.

Nhường quyền trả lời cho 2 bạn chơi: Điều chưa tiền lệ tại Đường lên đỉnh Olympia

Nhường câu trả lời cho đối thủ: Điều đặc biệt chưa tiền lệ tại Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 23 - Ảnh 2.

Nguyễn Minh Triết (Trường THPT Chuyên Quốc học, Thừa Thiên – Huế) quyết định chủ động nhường quyền trả lời câu hỏi cuối cùng cho 2 bạn chơi trị giá 30 điểm.

Trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23 diễn ra sáng nay (8/10) được đánh giá là cuộc tranh tài đầy kịch tính. Đặc biệt trong chặng cuối của cuộc đua, khi hai thí sinh Lê Xuân Mạnh (Trường THPT Hàm Rồng, Thanh Hóa) và Nguyễn Trọng Thành (Trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng) đang áp sát nhau với điểm số lần lượt là 220 và 215 điểm, Nguyễn Minh Triết (Trường THPT Chuyên Quốc học, Thừa Thiên – Huế) quyết định chủ động nhường quyền trả lời câu hỏi cuối cùng cho 2 bạn chơi trị giá 30 điểm.

Câu hỏi 30 điểm cụ thể: “Cho bốn số nguyên dương phân biệt sao cho tổng của mỗi hai số chia hết cho 2 và tổng của mỗi ba số chia hết cho 3. Tìm giá trị nhỏ nhất của tổng bốn số này”.

Minh Triết cho biết: “Hiện tại cả hai bạn Trọng Thành và Xuân Mạnh đều xứng đáng với danh hiệu vô địch. Để công bằng nhất em sẽ nhường câu hỏi này cho hai bạn tranh tài”.

Ngay lập tức, Trọng Thành – đang kém người dẫn đầu 5 điểm – ấn chuông giành quyền trả lời. Thành đưa ra đáp án là 10 nhưng câu trả lời đúng lại là 40. Nam sinh Hải Phòng bị trừ 30 điểm, chỉ còn 185 điểm.

Vì thế, nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23 gọi tên Lê Xuân Mạnh, Trường THPT Hàm Rồng, Thanh Hóa. Trong 23 năm của cuộc thi, đây cũng là lần đầu tiên Thanh Hóa có thí sinh giành vòng nguyệt quế.

MC Khánh Vy cho biết, đây là điều chưa từng có trong tiền lệ các trận thi của chung kết Đường lên đỉnh Olympia.

Cú lội ngược dòng ấn tượng của chủ nhân vòng nguyệt quế

Nhường câu trả lời cho đối thủ: Điều đặc biệt chưa tiền lệ tại Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 23 - Ảnh 3.

Nhờ bản lĩnh, Lê Xuân Mạnh “lội ngược dòng” chạm tay đến chiến thắng. Ảnh: Thạch Thảo

Có thể nói, Lê Xuân Mạnh đã “lội ngược dòng” để chiến thắng với 2 câu thơ trong tác phẩm “Độc Tiểu Thanh ký”. Theo Mạnh, đã có những thời điểm em có điểm số ít ỏi, thậm chí tạm xếp cuối đoàn “leo núi”. Song em không run sợ, lo lắng.

“Em đã xác định bước vào cuộc thi này với tâm thế không còn gì để mất khi là trận đấu cuối cùng và cố gắng hết sức không chỉ cho bản thân mà nhà trường, quê hương. Em chỉ hơi thất vọng vì đã không thể hiện đúng sức mình ở 2 phần thi đầu. Em đã có suy nghĩ sẽ dành toàn bộ sức lực cho 2 phần thi cuối cùng và điều đó thực sự đã mang lại thành quả”, Mạnh nói.

Nhường câu trả lời cho đối thủ: Điều đặc biệt chưa tiền lệ tại Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 23 - Ảnh 4.

Lê Xuân Mạnh trong vòng tay gia đình, bạn bè. Trong 23 năm của cuộc thi, đây cũng là lần đầu tiên Thanh Hóa có thí sinh giành vòng nguyệt quế.

Trước đó trong hành trình Đường lên đỉnh Olympia, Xuân Mạnh cũng giành được những kỷ lục điểm số. Trong cuộc thi Tuần, Mạnh giành chiến thắng với số điểm “khủng” – 345, là mức điểm cao thứ hai trong các trận đấu tại Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 23. Trong đó, Mạnh đạt 110 điểm ở phần thi Về đích.

Xuân Mạnh cũng là một trong 10 thí sinh năm nay giành được điểm tuyệt đối ở phần thi giải ô chữ Vượt chướng ngại vật. Cụ thể, trong trận thi Tuần và Tháng, chỉ với một gợi ý, nam sinh đều trả lời chính xác từ khóa của phần thi Vượt chướng ngại vật và tạo khoảng cách điểm số với các bạn chơi.

Trên hành trình “leo núi”, Xuân Mạnh cũng thể hiện sự nhanh nhạy, chắc chắn ở các câu hỏi liên quan đến lĩnh vực Văn học, Lịch sử và hiểu biết chung nhờ khả năng ghi nhớ tốt.

Về điều này, Xuân Mạnh cho biết là nhờ thói quen đọc. Từ năm lớp 4, em thường hay lấy sách giáo khoa của anh để đọc nhiều lần nên có nội dung “thuộc lúc nào không hay”. Ngoài ra, em cũng tìm thêm các đầu sách nâng cao để học, làm dày thêm vốn hiểu biết. Hiện nam sinh cũng là cố vấn cho Câu lạc bộ Lịch sử của Trường THPT Hàm Rồng.

Với việc giành chiến thắng trong trận chung kết, Lê Xuân Mạnh đã nhận được mức thưởng kỷ lục là 50.000 USD (khoảng 1,2 tỷ đồng).