Mới đầu gia đình phản đối nuôi con vật như “chim khổng lồ” nhưng người nông dân U70 vẫn quyết tâm làm và may mắn mỉm cười, thu lãi 1-3 tỷ mỗi năm.
Sinh ra trong gia đình thuần nông, Bà Bình, 61 tuổi, ở Hải Dương thành công trong việc nuôi đà điểu cho thu lãi “khủng” mỗi năm. Nhờ chăn nuôi giỏi bà Bình là một trong hai gương mặt ở tỉnh Hải Dương được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2023.
Người nông dân U70 này bắt đầu bén duyên nuôi đà điều từ năm 2009. Ban đầu từ 60 con đà điểu đến nay trang trại của bà Bình đã có hơn 800 con đà điểu sinh sản và thương phẩm, thu lãi từ 1-3 tỷ đồng mỗi năm.
Nữ nông dân thuần dưỡng được những “con chim khổng lồ” và có doanh thu tiền tỷ.
Với khát khao làm giàu ở địa phương mình sống, người nông dân này đã khắp các tỉnh thành trong cả nước đã đến thăm quan, tìm hiểu và lấy giống về nuôi. Cụ thể vào cuối năm 2005, bà Bình đi hội chợ nông nghiệp ở Hải Phòng, được phát tài liệu giới thiệu mô hình nuôi đà điểu. Thấy con vật hoang dã, to lớn được nuôi như gà, vịt, bà Bình rất tò mò và nảy ý định làm theo. Từ niềm đam mê với con đà điểu, bà đã tìm hiểu quy trình và cách thức nuôi đà điểu của các nhà khoa học, bốn năm sau, bà Bình mới quyết tâm chuyển đổi mô hình sản xuất của gia đình sang nuôi đà điểu.
Ban đầu vào năm 2009, bà mạnh dạn nhập 60 con đà điều giống đầu tiên về nuôi thử tại trang trại của gia đình ở thị xã Kinh Môn. Sau thời gian nuôi, bà nhận thấy đà điểu dễ nuôi, ít bệnh tật, thức ăn chủ yếu là cỏ trong vườn và cám được làm từ bột gạo và ngô. Đà điểu nuôi tại trang trại lớn nhanh, thích nghi tốt với môi trường, khí hậu ở địa phương và không có bệnh tật.
Những ngày đầu, bà Bình vấp phải sự phản đối quyết liệt của chồng. Ông cho rằng việc bỏ tiền tỷ đầu tư nuôi loại động vật hoang dã, xuất xứ ở châu Phi quá mạo hiểm. Tuy nhiên với niềm đam mê khởi nghiệp bà Bình quyết tâm làm đến cùng. Ban đầu với số vốn ít và từ 60 con đà điều đầu tiên, đến nay, trang trại trên 10ha của gia đình bà Nguyễn Thị Bình thường xuyên có 800 con đà điểu, trong đó khoảng 250 con trong độ tuổi sinh sản, 500 con thương phẩm. Mỗi năm, trang trại cung cấp ra thị trường trên 1.000 con giống, trên 2.000 trứng đà điểu và 5 tấn thịt thương phẩm chất lượng.
Chăm chỉ và miệt mài kiên trì chinh phục, bà Bình và công nhân trang trại dần thuần dưỡng được những con chim khổng lồ.
Muốn nuôi được con vật “khó tính” này bà Bình đã phải bố trí 30 con trong một lô để đà điểu có không gian chạy nhảy, rồi sau đó rải nền bằng cát vàng, mặt trước chuồng có máng ăn uống. Đặc biệt, hàng ngày, công nhân phải dọn vệ sinh chuồng sạch sẽ, đảm bảo đà điểu không ăn nhầm vật lạ.
Đà điểu tuy nguồn gốc hoang dã nhưng nhờ nắm bắt công nghệ tiên tiến vào chăn nuôi nên trang trại bà Bình vẫn phát huy tốt. Bên cạnh đó, để tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường, bà Bình xây dựng mô hình nuôi khép kín. Phân đà điểu được bón cho cây cỏ, cá và bèo, sau đó cây cỏ và bèo lại làm thức ăn cho chúng. Mỗi ngày, một đà điểu ăn hết 1,5 kg bột, 1kg cỏ và uống 4 lít nước, vào mùa sinh sản sẽ ăn nhiều hơn.
Hơn 10 năm chăn nuôi con vật “độc lạ”, gia đình bà Bình có thu nhập “khủng”. Theo Dân Việt, doanh thu của trang trại năm sau đều cao hơn năm trước, năm 2020 tổng thu của trang trại đạt 8,6 tỷ đồng, trừ chi phí thu lãi trên 1,3 đồng, năm 2021 tổng thu đạt 15,5 tỷ đồng, trừ chi phí thu lãi trên 2,5 tỷ đồng và những năm gần đây luôn duy trì mức lãi hơn 2 tỷ đồng. Không chỉ trang trại trị giá hàng chục tỷ đồng, nơi đây còn là nơi giải quyết việc làm cho hàng chục lao động với mức lương 6-15 triệu đồng.
Từ khi bén duyên với những “con chim khổng lồ” đến nay, trang trại của bà không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào. Chăn nuôi đà điểu được thực hiện theo quy trình khép kín, phân đà điểu được thu gom để bón cho cây và cỏ trong trang trại, hệ thống nước được thu gom vào ao nuôi cá, nuôi bèo. Cỏ và bèo được tận thu làm thức ăn cho đà điểu. Nuôi đà điểu là nghề nuôi bán hoang dã, lợi nhuận cao hơn 2-3 lần so với nuôi trâu, bò truyền thống.
Thời gian qua, ngoài cung cấp giống ra thị trường, trang trại nuôi đà điểu của người nông dân này còn cung cấp nhiều sản phẩm đạt OCOP 4 sao như thịt đà điểu, giò, xúc xích, cao đà điểu…được thị trường ưa chuộng. Doanh thu của trang trại hàng năm luôn duy trì ở mức lãi trên 2 tỷ đồng. Trang trại đã góp phần giải quyết việc làm cho từ 20-25 lao động ở địa phương với mức lương từ 10-15 triệu đồng/người/tháng.
Bà Bình làm giàu từ địa phương và đang sở hữu trang trại đà điểu trị giá hàng chục tỷ đồng.
Với những nỗ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội, bà Bình nhiều lần được nhận các cấp, các ngành, đoàn thể từ trung ương đến địa phương trao tặng nhiều Bằng khen, Danh hiệu…
Thịt đà điểu đắt đỏ nhưng rất tốt cho sức khỏe
Thịt đà điểu tuy đắt đỏ nhưng được mệnh danh là “thực phẩm của thế kỷ 21”. Tuy thuộc họ gia cầm nhưng thịt đà điểu có màu đỏ giống thịt bò chứ không có màu trắng như các loại thịt gà, thịt vịt. Thịt đà điểu có vị ngon đặc trưng, thịt dai chứ không bở, ngọt vị, mềm hơn thịt bò và đặc biệt chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn.
Trong báo cáo phân tích hàm lượng dinh dưỡng các loại thực phẩm của Bộ Nông nghiệp Mỹ, thịt đà điểu ít mỡ, có hàm lượng protein tương đương với thịt bò, hàm lượng cholesterol thấp hơn nhiều so với thịt heo, thịt bò, thịt gà, nên không gây thừa cân, béo phì và các bệnh về tim mạch, phù hợp với xu hướng ẩm thực chung hiện nay.
Trên thị trường hiện nay bán nhiều loại thịt đà điểu, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách phân biệt thịt đà điểu thật – giả. Dưới đây là những mẹo hay bạn không nên bỏ qua:
– Nên chọn mua thịt đà điểu ở nơi uy tín, bao bì có thể hiện tên doanh nghiệp và có địa chỉ kinh doanh rõ ràng.
– Hãy quan sát kỹ bên ngoài, thịt đà điểu gần giống thịt bò. Dùng dao cắt đôi miếng thịt, thịt đà điểu thật màu thịt bên trong và bên ngoài gần như cùng một màu đỏ sậm. Còn thịt giả thì bên ngoài có màu đỏ đậm, bên trong màu nhạt hơn (do phẩm màu không ngấm sâu vào bên trong).
– Lưu ý sớ thịt đà điểu thật thường to hơn và có độ dẻo hơn thịt giả.
– Nếu bạn nấu ăn nên để ý, thịt đà điểu thật có màu sắc sậm hơn so với thịt giả.