Dù đạt số điểm gần tuyệt đối nhưng Nguyễn Thị Linh vẫn không giành được tấm vé vào Học viện Quân Y. Chuyện gian lận điểm thi càng khiến người ta thương cho cô bé nhà nghèo học giỏi hơn.

Gian lận điểm thi khiến nữ sinh nhà nghèo đạt 29,75 điểm vẫn rớt Học viện Quân Y

Gian lận điểm thi khiến nữ sinh nhà nghèo đạt 29,75 điểm vẫn rớt Học viện Quân Y

Những ngày gần đây, cư dân mạng lại một lần nữa xôn xao về việc hàng trăm học sinh được nâng điểm trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017. Đến đây, chắc nhiều người cũng sẽ nhớ đến câu chuyện về cô bé Nguyễn Thị Linh học sinh lớp 12A2 trường Trung học phổ thông Quảng Xương 3, Thanh Hóa đạt 29,75 điểm vẫn trượt Học viện Quân Y.

Nếu không có vụ gian lận điểm thi thì có lẽ nữ sinh 29,75 điểm đã đỗ HV Quân Y?

Trang thông tin Y Dược cập nhật liên tục về danh tính và cách xử lý của các trường liên quan đến thí sinh gian lận điểm thi trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017. Trong đó có vụ nữ sinh lọt top 3 Đại học Y cũng đã được nâng điểm. Và cứ nhắc đến việc điểm thi được đội lên một cách trắng trợn thì người ta lại xót xa cho những thí sinh nhà nghèo, học giỏi, đạt điểm cao mà vẫn không đỗ Đại học. Đó chính là câu chuyện của cô bé Nguyễn Thị Linh học sinh lớp 12A2 trường Trung học phổ thông Quảng Xương 3, Thanh Hóa. Em Linh đạt số điểm 29,75 nhưng vẫn không đỗ vào Học viện Quân Y. Và chúng tôi cứ nghĩ “Nếu không có những vụ gi.an l.ận điểm thi thì với số điểm đạt được gần như tuyệt đối như thế, biết đâu Linh đã không phải khổ thế này?”.

Hầu hết thí sinh được nâng điểm đều là con nhà có điều kiện hoặc con em của một số quan chức. Đau lòng hơn thế, những bậc “phụ mẫu” này lại làm trong ngành giáo dục và pháp luật lại có thể làm ra cái điều trái với pháp luật và đạo đức người thầy. Theo thống kê số điểm được mua ít nhất là 3 điểm và nhiều nhất gần 30 điểm. Và “nhờ” việc mua điểm thành công ấy đã khiến cho ước mơ và sự nỗ lực của hàng trăm học sinh con nhà nghèo học giỏi khác tan tành. Trong đó có những hoàn cành đáng thương, đáng khâm phục và đáng tiếc như em Linh.

Trượt đại học không phải vì em không giỏi mà có lẽ vì nhà em nghèo

Ông Đỗ Mạnh Tuấn (Phó Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và Trung học phổ thông huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) đã khai nhận sửa điểm cho hàng chục học sinh trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 và năm 2017 đã trực tiếp can thiệp, nâng điểm bài thi trắc nghiệm cho cháu của mình. Việc này khiến nhiều người rất bức xúc. Vì việc nâng điểm khống cho hàng trăm học sinh nên có em thi chỉ đạt 1 điểm cũng đậu thủ khoa. Ngược lại, nhiều học sinh đạt điểm tuyệt đối hoặc gần thế cũng bị trượt đại học một cách oan uổng. Đó là chuyện của Linh, một cô bé con nhà nghèo, ham học và đạt số điểm gần như tuyệt đối.

Trượt đại học không phải vì em không giỏi mà có lẽ vì nhà em nghèo

Trượt đại học không phải vì em không giỏi mà có lẽ vì nhà em nghèo

Hoàn cảnh của em rất khó khăn, nhà nghèo, mẹ bị bệnh đau tim nhưng vẫn ráng đi làm để có tiền nuôi em ăn học. Thế rồi, em mồ côi mẹ khi lên 6 tuổi. Hằng ngày, ba Linh đi bán báo, đánh giày, làm bất cứ nghề gì ai thuê miễn có đồng tiền chính đáng nuôi con. Rồi ông mắc ung thư và qua đời để lại 3 anh em Linh côi cút bơ vơ trên cõi đời. Bà nội già yếu vẫn phải gắng gượng nuôi các cháu. Bằng sự cưu mang, chia sẻ của bà con quanh vùng, bằng sự giúp đỡ của nhà trường và các thầy cô giảng dạy, Linh đã lớn lên và học rất giỏi. Em nói “nghèo đói kinh khủng lắm, đời mình nghèo, con cháu còn nghèo hơn. Người ta còn có ba mẹ đỡ đần nhưng chúng con phải tự mình lo lấy và con đường duy nhất là phải học”.

Và Linh suốt 11 năm luôn là học sinh giỏi, xuất sắc cùng với nhiều giải thưởng ở các kì thi học sinh giỏi Toán, Lý của huyện và tỉnh. Em thi Học viện Quân y, ngoài mong muốn được làm bác sĩ mà muốn giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Và kỳ thi đại học năm 2017, điểm xét tuyển đại học khối B của Linh đạt 29,75. Dù đạt điểm cao nhưng em vẫn không thể vào trường Học viện Quân Y năm ấy lên tới 30 điểm. Và sau đó nhờ sự giúp đỡ của chương trình tiếp bước đến trường của Báo Tuổi Trẻ và nhận sự giúp đỡ của một số Mạnh Thường Quân. Linh đã có cơ hội nhập học vào Trường Đại học Y Hà Nội. Vào học rồi, Linh phải đi làm thêm để tự lo cho bản thân và trang trải chi phí học tập. 6 năm học ngành y em phải cố gắng học và làm thêm để trang trải chi phí. Và nhìn lại vụ gian lận, tôi cứ nghĩ nếu không có vụ đó thì cuộc đời Linh đã bớt khổ phần nào.