Thời gian gần đây, từ khóa “Đường lên đỉnh Olympia” bất ngờ trở thành đề tài được mọi người quan tâm. Không chỉ dừng lại ở câu chuyện về nữ MC GenZ tài năng, mọi người còn nhắc vấn đề “chảy máu chất xám”. Vẫn là chuyện cũ nhưng ở trong bối cảnh khác, nhiều người còn băn khoăn và vẫn chưa tìm được câu trả lời riêng cho chính mình.

Nhắc đến Đường Lên Đỉnh Olympia, người ta thường nhớ đến những cô cậu học sinh thông minh, tài giỏi là “con nhà người ta” trong mắt các bậc phụ huynh. Không sai khi nói đây chính là chương trình “phát hiện” và nuôi dưỡng nhiều nhân tài nước Việt, nhưng một vấn đề nhức nhối khác luôn bị réo gọi mỗi mùa chung kết diễn ra: “Đường Lên Đỉnh Olympia – nơi đào tạo nhân tài cho nước Úc!”


Tiến sĩ Đoàn Hương: “Thí sinh thi Olympia không thể gọi là tài năng, khi nào có thể trả lời được những câu hỏi không có đáp án thì mới được coi là giỏi"
Tiến sĩ khoa học Đoàn Hương – một trong những cố vấn quen thuộc của Đường lên đỉnh Olympia.
Trong những ngày qua, từ khóa Đường Lên Đỉnh Olympia liên tục lọt top google tìm kiếm và trở thành từ khóa hot bởi thông tin nữ MC trẻ tuổi Khánh Vy chính thức thay thế MC Diệp Chi để cầm trịch mùa thi thứ 22. Không chỉ dừng lại ở câu chuyện này, một phát ngôn từng gây tranh cãi của TSKH. Đoàn Hương (Tiến sĩ Khoa học Đoàn Hương) bất ngờ bị “đào lại” và trở thành chủ đề hot hiện nay.

Đoạn video ghi lại chia sẻ của Tiến sĩ Đoàn Hương về chương trình Olympia


Tiến sĩ Đoàn Hương: “Thí sinh thi Olympia không thể gọi là tài năng, khi nào có thể trả lời được những câu hỏi không có đáp án thì mới được coi là giỏi"
Cụ thể, trong đoạn clip, TS chia sẻ: “Chương trình Olympia nói thật là rất thông minh. Có một khoảng thời gian, người ta cho rằng Việt Nam đào tạo tài năng cho Úc rồi sau đó quốc gia này cho mấy học bổng của trường đại học tư nhân, khoảng 30.000 đến 50.000 USD (682 triệu đồng đến 1,1 tỉ đồng), sang đi học và ở lại. Đây không phải là tài năng vì những câu hỏi trong Olympia là những câu hỏi đã có đáp án. Tài năng là khi nào có thể trả lời được những câu hỏi không có đáp án”. 

Tiếp theo, TS Đoàn Hương đã đặt ra câu hỏi: “Những người đó ở lại đã làm được gì cho Úc? Tôi không dám nói ra”. Đồng thời, TS tiết lộ, các thí sinh của Đường lên đỉnh Olympia sau khi thắng chung kết năm và được tài trợ sang du học Úc nhưng chỉ là đi học trường tư nhân nhỏ và không phải những ngôi trường danh giá nhiều năm tại Úc – nơi đây mới thật sự có nhiều nhân tài với những học sinh có học bạ với mức điểm chỉ từ 9 trở lên.
Tiến sĩ Đoàn Hương: “Thí sinh thi Olympia không thể gọi là tài năng, khi nào có thể trả lời được những câu hỏi không có đáp án thì mới được coi là giỏi"


Như vậy, theo như chia sẻ của Tiến sĩ, cô đã phủ nhận quan điểm “chảy máu chất xám” hay “nơi nuôi dưỡng nhân tài cho nước Úc” mà nhiều người thường đánh giá về chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia. Vì những bạn này chỉ vào trường đại học tầm trung và chưa làm gì quá xuất sắc để được tôn vinh tại Úc. Cũng như không quá nổi trội để chúng ta phải “tiếc nuối” nếu họ chọn ở lại nước ngoài.

Trong bài phát biểu trước hàng trăm học sinh, nữ tiến sĩ cho rằng thí sinh bước ra từ chương trình Olympia sau đó du học tại Úc vốn chỉ là những người bình thường. Họ vào trường đại học tầm trung và chưa làm gì quá xuất sắc để được tôn vinh tại quốc gia này. Cũng như không quá nổi trội để chúng ta phải tiếc nuối nếu họ chọn ở lại nước ngoài. Như vậy, việc nói các thí sinh trong chương trình “leo núi” là tài năng xuất chúng thì khá vô lý.

Thông tin từ VTC News, tiến sĩ Đoàn Hương từng có nhiều năm gắn bó với các chương trình nổi tiếng của VTV như Đường lên đỉnh OlympiaCafe sáng,… Bà từng giảng dạy tại Khoa Văn và Khoa Báo chí Truyền thông (nay là Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông) thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nữ tiến sĩ cũng phát ngôn nhiều quan điểm gây tranh cãi về mạng xã hội, thay đổi tiếng Việt hay các bộ phim nổi bật đang được giới trẻ quan tâm. Dẫu có khá nhiều quan điểm trái chiều nhưng bà vẫn khiến mọi người nể phục vì học vấn cao và góc nhìn đa chiều của mình.
Tiến sĩ Đoàn Hương: “Thí sinh thi Olympia không thể gọi là tài năng, khi nào có thể trả lời được những câu hỏi không có đáp án thì mới được coi là giỏi"
Quay lại với câu chuyện về “chảy máu chất xám”, từ quan điểm của tiến sĩ Đoàn Hương, nhiều bạn trẻ tiếp tục nổ ra các cuộc tranh cãi kịch liệt. Người đồng tình, kẻ phản đối để bảo vệ quan điểm riêng của chính mình. Thế nhưng, phải chăng những người đứng ngoài “đánh trống” đang quá áp đặt suy nghĩ cá nhân vào danh hiệu “nhân tài xuất chúng”?

Trên thực tế, các nhà leo núi tại chương trình Đường lên đỉnh Olympia đều là học sinh giỏi, họ có tiềm năng để trở thành người tài. Họ tận dụng học bổng để có thể phát triển tiềm năng và tìm kiếm cơ hội để trở thành người tốt, giỏi giang hơn. Tuy nhiên, khi tốt nghiệp và lựa chọn ở lại Úc, họ cũng chỉ là những công dân bình thường, phần lớn công tác trong chuyên ngành mà bản thân đã lựa chọn. Tại một số trường hợp, sinh viên tốt nghiệp trong nước còn tạo ra rất nhiều thành tích vẻ vang và mang tầm quốc tế hơn thế. Nếu vậy, không thể lấy vị trí “quán quân Đường lên đỉnh Olympia” để trở thành thước đo cho nhân tài.
Tiến sĩ Đoàn Hương: “Thí sinh thi Olympia không thể gọi là tài năng, khi nào có thể trả lời được những câu hỏi không có đáp án thì mới được coi là giỏi"

Chia sẻ với chúng tôi, một thí sinh từng bước ra từ Đường lên đỉnh Olympia mùa thứ 5 khẳng định rằng bất kể ai đi du học cũng đều muốn quay về nước. Tuy nhiên, họ sẽ làm được gì cho đất nước sau khi trở về lại là một vấn đề nan giải. Theo người này cho biết, dù ở lại hay về nước thì bản thân anh ta đều phải đánh đổi.

Nam quán quân cho rằng nếu về mà không làm hay đóng góp cho đất nước những điều tốt hơn thì thà rằng ở lại tích lũy thêm kiến thức, tài chính và kỹ thuật. Có thể thấy, đến các “tài năng xuất chúng” được mọi người vinh danh cũng mang định hướng riêng cho mình.