Yêu hết lòng nhưng phải nhận lấy cái chết bi thương là điểm chung nam tác giả Trung Quốc đã tạo cho các nhân vật của mình.
Đoàn Chính Thuần và 5 bà vợ trong “Thiên long bát bộ”
Đoàn Chính Thuần là một nhân vật có thật sống ở thời Hậu Đại Lý, thế nhưng trong Thiên long bát bộ, Kim Dung đã thêm thắt vào cuộc đời nhân vật này nhiều tình tiết khác biệt so với lịch sử.
Đoàn Chính Thuần và 5 bà vợ.
Đoàn Chính Thuần nổi tiếng đào hoa, ông yêu nhiều và cũng được nhiều người say đắm. Tuy nhiên, người khiến ông nhớ nhất phải kể đến Thư Bạch Phụng – mẹ Đoàn Dự, Vương phu nhân – mẹ Vương Ngữ Yên, Cam Bảo Bảo – mẹ Chung Linh, Tần Hồng Miên – mẹ Mộc Uyển Thanh và Nguyễn Tinh Túc – mẹ A Châu và A Tử.
Dù chịu cảnh chồng chung như 5 người phụ nữ này vẫn một lòng một dạ với Đoàn Chính Thuần. Họ ganh đua với nhau nhưng chẳng trách móc người chồng phụ bạc. Thậm chí, khi phải chết vì ông, họ cũng cam tâm tình nguyện, không một lời oán trách. Sự chung thủy và hy sinh của 5 người phụ nữ đã làm nhiều khán giả xúc động và khiến báo chí tốn hao nhiều giấy mực.
A Tử trong “Thiên long bát bộ”
Nhắc đến A Tử trong Thiên long bát bộ, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến sự độc ác, ngang tàng. Tuy nhiên, giống như chị mình là A Châu, cô đến cuối cùng vẫn phải chịu cảnh chết thảm vì tình. Cô yêu Kiều Phong nhưng không được chàng đáp lại, khi anh mất đi người yêu, cô nguyện làm người thay thế.
Thậm chí, khi Kiều Phong gặp nguy hiểm, A Tử còn không tiếc an nguy xả thân bảo vệ. Khi chứng kiến cảnh anh tự sát, cô gần như hóa điên, tự móc mắt và ôm xác anh lao xuống vực thẳm. Cái chết bi thương của cô đã làm người xem không khỏi xót xa.
A Tử đã tự móc mắt rồi ôm xác Kiều Phong lao xuống vực.
Kiến Ninh trong “Lộc Đỉnh Ký”
Kiến Ninh được Kim Dung miêu tả là 1 trong 7 bà vợ của Vi Tiểu Bảo. Tính tình bướng bỉnh, ương ngạnh nhưng cô lại nhất mực yêu thương chồng.
Vì Tiểu Bảo, cô sẵn sàng từ bỏ ngôi vị công chúa, chấp nhận làm vợ lẽ và cùng 6 bà vợ còn lại phiêu bạt giang hồ với anh. Tuy nhiên, hạnh phúc chưa kịp đến, cô phải chết thảm, nhìn cảnh Tiểu Bảo ôm xác cô mà nhiều khán giả không khỏi xót xa.
Trên màn ảnh nhỏ, đã có nhiều diễn viên thể hiện thành công vai Kiến Ninh công chúa, tuy nhiên, lưu lại ấn tượng sâu đậm nhất phải kể đến Lâm Tâm Như. Nét diễn nghịch ngợm, đáng yêu của cô khiến nhân vật này không bị lư mờ trước rừng người đẹp của Tiểu Bảo và Khang Hy (2000).
Kiến Ninh do Lâm Tâm Như thủ vai chết trong vòng tay Vi Tiểu Bảo.
Ân Tố Tố trong “Ỷ thiên đồ long ký”
Ỷ thiên đồ long ký là một trong những tiểu thuyết được yêu thích nhất của Kim Dung. Ngoài việc xây dựng hình tượng người anh hùng võ công cái thế, truyện còn ghi ấn tượng bởi chuyện tình buồn của các nhân vật nữ. Ân Tố Tố – mẹ của nam chính Trương Vô Kỵ thường được nhắc đến cũng bởi vì điều này.
Ân Tố Tố là con gái của Bạch Mi Ưng Vương – Ân Thiên Chính. Sau khi lưu lạc trên hoang đảo, cô kết hôn cùng Trương Thúy Sơn – đệ tử phái Võ Đang. Vì không muốn tiết lộ tung tích người anh kết nghĩa Tạ Tốn, Trương Thúy Sơn đã tự sát. Quá đau khổ trước cái chết của chồng, Tố Tố cũng tự sát chết theo ngay sau đó. Chính cái chết bất ngờ của vợ chồng này đã làm nảy sinh nhiều sóng gió cho võ lâm sau này.
Nhạc Linh San trong “Tiếu ngạo giang hồ”
Tuy được Lệnh Hồ Xung yêu thương hết mực nhưng Nhạc Linh San vẫn chỉ một lòng hướng về Lâm Binh Chi. Số phận của người con gái này gắn với những âm mưu, thủ đoạn giành lấy bí kíp võ công thượng thừa. Nhạc Bất Quần – cha Nhạc Linh San lợi dụng cô để lừa gạt Lâm Bình Chi, Lâm Bình Chi – chồng Nhạc Linh San lại xem cô là tấm kim bài hộ thân, uy hiếp ngược trở lại Nhạc Bất Quần.
Nhạc Linh San phải đau khổ lựa chọn giữa cha và chồng, thế nhưng, cuối cùng cô vẫn chọn Lâm Binh Chi bất chấp việc bị anh hững hờ, lạnh nhạt. Cái chết của Nhạc Linh San là bi kịch của những nỗi đau chồng chất khi cô bị chính Lâm Bình Chi sát hại.
Lâm Bình Chi chính là người giết chết Nhạc Linh San.