Những loại hoa này đẹp nhưng có độc hoặc mang ý nghĩa không cát lành, nên hạn chế trồng trong nhà.

 

‘Hơi thở của quỷ’


loai-hoa-dep-nhung-khong-nen-trong-trong-nha-01

Ở Việt Nam có một loài hoa được gọi là “hơi thở của quỷ”, “kèn của thiên thần” được trồng khá nhiều nhưng lại là loại hoa rất độc. Loại hoa này có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, trắng pha hồng… Loại hoa này chứa chất scopolamine, chất này có tác động cực mạnh đến hệ thần kinh trung ương. Khi ngửi loại hoa này, con người có thể rơi vào trạng thái vô thức, không kiểm soát được hành vi, nói lảm nhảm. Khi nạp một lượng lớn chất scopolamine, con người có thể rơi vào trạng thái ngưng thở và tử vong. Ở liều thấp, chất này có tác dụng gây ảo giác mạnh, gây mê, làm mất thần trí khiến người nhiễm độc như bị rơi vào trạng thái thôi miên.

Do đó, dù loài hoa này trông khá đẹp nhưng không nên trồng làm cảnh để tránh người lớn, trẻ nhỏ, vật nuôi ăn phải và gây ra ngộ độc.

Hoa bỉ ngạn
loai-hoa-dep-nhung-khong-nen-trong-trong-nha-02


Hoa bỉ ngạn là loài hoa có vẻ đẹp khá độc đáo. Nó được coi là biểu tượng của mùa thu Nhật Bạn. Trong tiếng Nhật, hoa bỉ ngạn được gọi là higanbana. Loại hoa này mọc thành bụi và có thể nở đồng loạt tạo thành biển hoa đẹp mắt. Trong tiếng Nhật, higan có nghĩa là bồng lai, dùng để chỉ thế giới của người đã khuất. Với người Nhật, O-higan là ngày để tưởng nhớ và đến thăm mộ tổ tiên. Vì vậy, hoa bỉ ngạn được coi là loại hoa tượng chưng cho vẻ đẹp của cái chết.

Ngoài ra, ở một số nước khác, hoa bỉ ngạn được coi là loại hoa dẫn đường cho linh hồn sang thế giới bên kia. Do đó, việc trồng hoa bỉ ngạn trong nhà sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới phong thủy của căn nhà, vận mệnh của gia đình.

Nghiên cứu cho thấy, hoa bỉ ngạn có chứa một lượng độc tốt nhất định, nhất là trong phần củ. Chất licopirin trong củ của hoa bỉ ngạn có thể gây ra các triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy… Vì vậy, dù loại hoa này đẹp nhưng không nên trồng bừa bãi.

Hoa phi yến

Đây là loại hoa được nhiều người trồng hoặc cắm trong nhà vào mùa xuân. Nó có chứa alkaloid diterpenois, bao gồm cả methyllycaconitine – độc tính rất cao. Ăn phải một lượng nhỏ chất này có thể gây ra tình trạng ngộ độc, nôn mửa. Nếu ăn phải số lượng lớn thì có thể dẫn tới tử vong.

Hoa cẩm tú cầu

Loại hoa này có hình dáng bắt mắt, màu sắc rực rỡ. Theo phong thủy, hoa cẩm tú cầu đại diện cho tình cảm chân thành, sự thấu hiểu, tình yêu vĩnh cửu. Tuy nhiên, cẩm tú cầu là loại hoa có độc. Nó chứa chất hydragin-cyanogenic glycoside. Khi đi vào cơ thể, chất này có thể gây ra tiêu chảy, nôn mửa, thở gấp.

Hoa đỗ quyên

Tất cả các bộ phận của cây hoa đỗ quyên đều chứa chất độc andromedotoxin và arbutin glucoside. Khi đi vào cơ thể, chất này có thể gây ra ngộ độc với những triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, chảy nước dãi, uể oải, chóng mặt, khó thở.

Hoa thủy tiên

Hoa thủy tiên khá đẹp nhưng lại chứa chất alkaloids rất độc. Nếu vô tình ăn phải một lượng lớn alkaloids, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như chóng mặt, nôn mửa, lơ mơ, co giật, tiêu chảy.

Cây trúc đào

Cây trúc đào có chứa chất độc oleandrin, neriin. Khi chạm hoặc nuốt phải các bộ phận của loại cây này, con người có thể bị ngộ độc với các biểu hiện như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, mất kiểm soát cơ thể, thậm chí là hôn mê, nguy hiểm đến tính mạng.