Cúng ông Công ông Táo ngày nào, cúng trước ngày 23 được không là điều mà nhiều người thắc mắc.

Ông Công ông Táo là ai?

Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, ông Công ông Táo có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ của Lão giáo Trung Quốc, về sau được Việt hóa thành sự tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Người dân từ đó gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

le-cung-ong-cong-ong-tao-can-nhung-gi-ngay-gio-dua-ong-tao-chuan-2021-202102021419118796

Có nên cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp không?

Theo thạc sĩ, chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển, Viện nghiên cứu Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam cho hay, lễ cúng ông Công ông Táo tốt nhất là vào giờ Ngọ (11h – 13h) tối 22 và 23 tháng Chạp khi các thần quy tụ chuẩn vị về trời. Tùy vào điều kiện từng gia đình mà lễ cúng có thể khác nhau. Có gia đình cúng vào buổi sáng hoặc buổi chiều ngày 23 nhưng cũng có gia đình đã thực hiện lễ cúng trước đó 1 ngày.

Tuy nhiên, nếu không bận việc gì thì gia chủ nên hoàn tất việc cúng ông Công ông táo trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp để kịp giờ các thần lên thiên đình. Trong trường hợp bất khả kháng chỉ có thể cúng vào tối 23 thì gia đình nên thành xâm và có xin phép.

Cúng ông Công Táo trước ngày 23 có ảnh hưởng gì không?

Tục lệ cúng ông Công Táo đã có từ rất lâu, nếu gia đình bạn có việc không thể cúng đúng ngày 23 được thì cúng trước có sao không? Câu trả lời là không nên, vì cúng trước thì các thần chưa thể lên thiên đình được. Tuy nhiên, việc cúng trước không quá ảnh hưởng đến thời vận sau này

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Trọng Tuệ, thì: “Đa số mọi người chỉ cúng tiễn ông Công, ông Táo đến ngày cuối cùng của năm lại không cúng mời Táo quân về. Trường hợp không mời thì các ông cũng vẫn về lại gia đình, nhưng việc được mời về sẽ tôn nghiêm hơn”.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

1 đĩa gạo

1 đĩa muối

3 chén rượu

Thịt heo luộc

Gà luộc hoặc quay

Đĩa rau xào

Hành muối

Xôi gấc

Giò heo

Canh mọc

Cá chép nướng (ở miền Nam thường cúng cá lóc nướng)

Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,…

1 tập giấy tiền, vàng mã

1 lọ hoa cúc

1 lọ hoa đào nhỏ

Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo được đơn giản khá nhiều, không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống, chủ yếu phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, khẩu vị của mỗi gia đình.

Nếu gia đình nào không có điều kiện chỉ cần làm mâm cúng đơn giản 3 món là đã được. Đặc biệt, mâm cúng ông Táo ở ba miền đều có đặc trưng riêng.

Ngoài ra, nơi đặt mâm cỗ cúng ông Táo cũng rất quan trọng. Cần được đặt trang trọng ở vị trí bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ ông Táo riêng để bày tỏ lòng thành kính.

Thứ tự cúng ông Công ông Táo 2024

Chuẩn bị mâm cỗ, lễ vật cúng ông Công ông Táo.

Thắp nhang, đọc bài khấn tiễn ông Công ông Táo về trời.

Sau khi bày lễ, thắp hương và đọc văn khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối,…