Theo quy định tại Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013, việc tặng cho quyền sử dụng đất phải đăng kí tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng kí vào sổ địa chính.

Tặng cho, sang tên sổ đỏ cho con hoàn tất kể từ thời điểm đăng kí vào sổ địa chính. Do đó, bố mẹ không có quyền lấy lại đất đã tặng cho con.


sang-ten-so-do

Điều kiện bố mẹ cho tặng, sang tên sổ đỏ cho con

Đối với bố mẹ, khi muốn tặng cho quyền sử dụng đất (sổ đỏ, nhà đất) cần đáp ứng điều kiện, gồm:

– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Đất không thuộc diện tranh chấp.

– Quyền sử dụng đất của bố mẹ không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.

– Đất trong thời gian sử dụng.

– Con cái không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp của bố mẹ trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt…

– Đối với trường hợp pháp luật không cho phép không được nhận tặng cho.

– Bố mẹ không được tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa nếu các con không trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Bố mẹ cho con sổ đỏ nhà đất không lấy lại được

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013, việc tặng cho quyền sử dụng đất phải đăng kí tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng kí vào sổ địa chính. Việc tặng cho đã hoàn tất kể từ thời điểm đăng kí vào sổ địa chính. Như vậy, bố mẹ không có quyền lấy lại đất đã tặng cho con.
sang-ten-so-do-cho-con1

Sang tên Sổ đỏ xong sẽ có quyền gì?

Khi việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất hoàn tất thì người nhận tặng cho, nhận chuyển nhượng được cấp Giấy chứng nhận mới và được ghi tên tại trang bìa của Giấy chứng nhận đó hoặc được ghi tại trang 4 Giấy chứng nhận nếu vẫn giữ sổ cũ.

Theo Điều 166, 167 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất có các quyền chung như sau:

(1) Được cấp Giấy chứng nhận.

(2) Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

(3) Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

(4) Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

(5) Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

(6) Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai.

(7) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

(8) Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai, cụ thể là người sử dụng đất sẽ có các quyền khi đủ các điều kiện sau:

– Có Giấy chứng nhận.

– Đất không có tranh chấp.

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

– Trong thời hạn sử dụng đất.