Đun bếp gas mỗi lần gọi người giao gas tới có mấy ai tính cân nhưng bạn có biết mỗi bình gas vài trăm nghìn cẩn thận mất tiền oan
Gas là nhiên liệu thiết yếu của nhiều gia đình khi dùng bếp gas. Thường xuyên nấu nướng khiến bạn cũng thường xuyên phải gọi đổi bình gas. Thường thì chúng ta gọi người giao gas tới và cứ thế lắp vào bếp mà ít ai cân xem bình vừa giao tới bao nhiêu cân.
Trên thực tế không phải hàng giao gas nào cũng làm ăn chuẩn chỉnh nên nếu không chú ý là bạn có thể bị thiệt. Nắm được cách tính trọng lượng chuẩn của bình gas, người dùng có thể tiến hành kiểm tra khi mua, đổi bình mới và tránh được tình trạng bị gian lận từ người bán, tránh bị “mất tiền oan”.
Cách tính trọng lượng chuẩn của bình gas
Khi chúng ta nhìn vào bình gas thường thấy thông tin trọng lượng tiêu chuẩn của bình gas và cả trọng lượng của vỏ bình gas. Theo các nhà bán thì trọng lượng tiêu chuẩn của bình gas không chỉ được tính dựa trên trọng lượng của gas bên trong bình mà còn bao gồm trọng lượng của vỏ bình.
Khối lượng của vỏ thường sẽ được in màu trắng, to và rõ ràng trên vỏ bình. Còn khối lượng của ruột sẽ được dập chìm trên cổ bình gas. Nhờ thông số đó nên khi mua bình gas mới bạn có thể cân để xem gas giao tới có đúng tiêu chuẩn không. Bạn cộng 2 con số đó lại và dùng cân cân thử. Ví dụ, trọng lượng vỏ bình in nổi là 12,6kg, trọng lượng ruột bình in dập chìm là 12kg. Vậy ta có trọng lượng tiêu chuẩn của bình gas này là 12,6kg vỏ bình + 12kg ruột bình = 24,6kg.
Để đảm bảo người giao gas không giao sai, giao bình gas tự tách chiết không đúng tiêu chuẩn hàng công ty, bạn nên kiểm tra kỹ các dấu hiệu trên bình gas và cân. Hãy kiểm tra xem bình có được niêm phong cẩn thận, kỹ càng bằng màng co nilon hay không. Nếu có, bình gas này đảm bảo đã được nạp đủ khối lượng gas bên trong, ít có khả năng bị chiết gas, gian lận.
Lưu ý khi gọi gas, tránh thiệt tiền lại tránh nguy hiểm
Việc dùng phải bình gas không đảm bảo, tự tách chiết nhỏ lẻ không chỉ gây thiệt hại cho bạn về tài chính mà còn có thể gây nguy hiểm nguy cơ rò khí gas, cháy nổ vì bình gas kém chất lượng. Do đó ngoài kiểm tra cân nặng tiêu chuẩn của bình gas thì bạn còn cần chú ý:
– Khi người lắp gas xong, bạn cần kiểm tra bật lửa thử. Nếu lửa gas màu đỏ thì một là bếp bị bẩn hai là gas không chất lượng. Bạn nên đề nghị người thay gas xem lại. Lửa gas an toàn phải là lửa xanh vừa không nhiều tạp chất vừa không làm cháy đen nồi như lửa đỏ.
– Kiểm tra xem có mùi gas rò rỉ ra không. Kiểm tra dây nối dây dẫn bình vào bếp.
– Vị trí đặt bình gas cũng vô cùng quan trọng. Bình gas đừng đặt gần nguồn điện, đừng quá gần bếp. Bình gas cũng không nên đặt ở vị trí quá khuất kín.
Bình gas nên đặt cách bếp gas và nguồn nhiệt khoảng 1-1,5m.
Vị trí đặt bình gas cần thông thoáng khí để giúp người dùng kịp thời phát hiện trong trường hợp bình gas xảy ra sự cố.\
– Bật bếp nấu thử mà thấy lửa xanh cháy đều thì bếp ổn định nhưng có mùi khét, chứng tỏ bình gas đang không tốt.
– Thường xuyên theo dõi tình trạng của bếp gas, bình gas, các đường dây dẫn, dây nối trong quá trình sử dụng.
– Cần có lịch kiểm tra định kỳ các bộ phận của bếp gas, khoảng 1-2 lần/năm.
– Rất nhiều người không để ý thay dây dẫn gas vì cho rằng chúng bằng cao su nên bền. Thực chất dây dẫn này rất nguy hiểm nên tốt nhất thay định kỳ 6 tháng một lần.
– Trong quá trình sử dụng bếp gas cần thường xuyên để ý những dấu hiệu lạ như mùi lạ, tiếng độ lạ phát ra từ bếp gas, bình gas. Nếu có những dấu hiệu như mùi khét, tiếng xì bất thường hay khói bốc ra, cần dừng sử dụng ngay và gọi các đơn vị chuyên nghiệp tới hỗ trợ.
– Bạn cần tập thói quen khóa van gas khi nấu xong. Thường khi không dùng qua đêm, khi cần đi ra ngoài vài tiếng, bạn nên khóa van gas lại. Việc làm này giúp hạn chế việc khí gas bị rò rỉ, gây lãng phí và đảm bảo an toàn cho chính ngôi nhà, phòng chống cháy nổ. Quy trình thực hiện được các đơn vị cung cấp gas chuyên nghiệp hướng dẫn đó là: Khoá van bình gas – Để khí gas cháy hết trên bếp rồi mới tắt bếp.
– Khi nấu bếp gas nên tập trung nấu, tránh để nước trong nồi tràn ra làm ướt bếp gas sẽ dẫn tới bếp bị han gỉ nên dễ bị hiện tượng bít tắc lỗ thông gas làm gas cháy bị đỏ hại bếp, hại nồi.
News
Gã chồng b:;ỉ ổ::i lên kế hoạch để b::ẫy vợ ng::oại tì::nh còn gọi sẵn cả anh em họ hàng đến b::ắt quả ta::ng hòng lấy cớ ly hôn để cưới bồ. Ai ngờ bị chị vợ cao tay lật tẩy hết, chị tuyên bố 1 câu chấn động…
Chị ngồi dậy vớ lấy chiếc áo khoác rồi rời đi. Cũng may chị nhanh trí nên không mắc bẫy của anh. Điều làm chị đau lòng…
BTV Mạnh Cường “Chuyển động 24 giờ” phải xin lỗi cả nước…
BTV Mạnh Cường xin lỗi vì sai sót của mình trên sóng truyền hình. Anh mong khán giả thứ lỗi và sẽ rút kinh nghiệm. Trong chương…
“Khoảng 2 giờ chiều, bố tôi liên lạc lần nữa, bảo: ‘Mấy mẹ con cố gắng sống khỏe. Bố đã bị bão cu::ốn ra biển rồi. Giờ chưa biết thế nào. Tìm được đường số:::ng bố sẽ gọi lại”… Để rồi…
12 giờ sinh t.ử tìm đường sống giữa biển khơi để trở về sau bãi Yagi 23 giờ ngày 7/9, trong cuộc gọi chập chờn, thuyền trưởng…
Vợ đột ngột qua đời, 3 ngày sau tôi vô tình phát hiện tủ lạnh b::ốc m:;ùi h::ôi lúc mở ra thì h::ãi h::ùng khi thấy thứ bên trong…Vợ tôi…
Sau 6 năm cùng nhau làm việc và tiết kiệm, vợ chồng tôi đã có căn nhà của riêng mình. Tôi và vợ háo hức nghĩ về…
Ngày ly hôn tôi để hết lại tài sản cho vợ nuôi con còn mình ra đi tay tắng. 1 năm sau, trong đêm mưa vợ cũ tìm đến nhà tìm, mở cửa ra tôi ch;;ết lặ::ng khi thấy 2 đứa nh:;ỏ rá::ch r:;ưới…
Tôi chết lặng khi nghe cô kể về những ngày tháng vừa qua, sáng hôm sau tôi còn thảng thốt hơn khi cô để lại ‘món quà’…
Liên tiếp tin buồn: Thiếu tá CA Trần Quốc Hoàng h::y si:;nh khi làm nhiệm vụ c::ứu ph::ạm nh::ân, đảm bảo an toàn tr::ại gi::a::m trong bão
Thiếu tá Trần Quốc Hoàng đã dũng cảm vượt mưa gió, ra mở cổng phía sau trại giam để tháo nước trong khu giam, đảm bảo an…
End of content
No more pages to load