Hướng dẫn bạn cách nấu xôi gấc dẻo mềm, màu đỏ tươi với ý nghĩa mang lại sự cát tường, tài lộc năm mới.

Cách chế biến xôi gấc

Sơ chế nguyên liệu

Ngâm nếp qua đêm hoặc ít nhất là 4 tiếng với một ít muối.

Bổ đôi quả gấc để lấy thịt gấc.
xoi-gac

Làm hỗn hợp xôi

Bóp cho phần thịt gấc bong ra khỏi hạt gấc rồi đem trộn với 1 thìa rượu trắng.

Lấy phần thịt gấc mới trộn với rượu để đem trộn với nếp cùng với một ít muối.

Trong quá trình đó bạn cho thêm một ít nước cốt dừa vào cho thơm. Lượng nhiều hay ít tùy theo sở thích.

Hấp xôi
cach-nau-xoi-gac-truyen-thong-deo-thom-cuc-hap-dan-tai-nha-202207051354146963


Đem hỗn hợp vừa trộn cho vào xửng hấp của nồi cơm điện, hấp trong vòng 35-40 phút.

Lúc này, món xôi gấc của bạn coi như hoàn thành. Bạn có thể thêm một lượng đường vừa ăn với mình để xôi dễ ăn hơn.

Thành phẩm

Xôi gấc nóng hổi, dẻo thơm mùi nếp và gấc trộn lẫn với nhau. Màu đỏ cam của xôi gấc trông thật nổi bật, sẽ tô điểm thêm cho mâm cổ ngày Tết của gia đình bạn thêm một sắc màu phong phú đấy nhé!

Chú ý khi nấu xôi gấc

Xôi gấc miền Bắc chỉ có đường và chút muối cho đậm đà. Tùy theo khẩu vị mỗi vùng miền, bạn điều chỉnh cho thích hợp, như miền Trung cho dầu hành phi, miền Nam thì thêm nước cốt dừa thêm phần béo ngậy.

Nên chọn nếp cái hoa vàng với hạt mẩy đều, thơm dẻo, đồ xôi sẽ ngon.

Chọn gấc cần chú ý: màu đỏ tươi, vỏ mỏng, gai nhỏ đều và thưa, cuống to sẽ có thịt dày và ngon.

Khi đồ xôi cần canh lửa cho đều, nếu lửa to sẽ bị cháy, lửa non xôi lại không chín đều.

Đồ xôi 2 lần lửa cho xôi ngậm đủ nước sẽ đảm bảo để lâu vẫn căng mọng, dẻo mềm.

Nên cho đường ở lần đồ thứ 2 vì nếu cho đường ngay từ lúc đầu, gạp nếp sẽ lâu chín.