×

Ngày đẹp, giờ đẹp cúng Tất niên năm 2024

Gia chủ có thể chọn ngày đẹp, giờ đẹp để cúng Tất niên để tạm biệt năm cũ Quý Mão, chào đón năm mới Giáp Thìn.

Tất niên là gì?

Tất niên là một trong những nghi thức quan trọng để kết thúc năm mới, chào đón năm cũ. Theo nghĩa Hán Việt, tất là hết, xong, hoàn thành; niên là năm.

Các gia đình thường sẽ chuẩn bị một mâm cúng dâng lên thần linh, tổ tiên vào ngày cuối năm. Sau khi lễ cúng tất niên hoàn tất, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần, sum vầy bên mâm cơm.
cung-tat-nien-01

Ngày đẹp, giờ tốt cúng tất niên năm Giáp Thìn 2024

Thông thường, tất niên sẽ được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm âm lịch (29 hoặc 30 Tết tùy từng năm). Tuy nhiên, một số gia đình có thể tổ chức sớm hơn, để con cháu có thể quy tụ về đông đủ. Nhìn chung, có thể làm tất niên sớm từ ngày 25 tháng Chạp. Tốt nhất thì có thể chọn cúng tất niên vào ngày 29 Tết (8/2/2024) hoặc 30 Tết (9/2/2024).

Tất niên thường diễn ra vào buổi chiều hoặc buổi tối. Sau khi cúng tất niên, ngoài con cháu tỏng nhà, gia chủ có thể mời thêm khách đến chung vui.

Một số ngày đẹp, giờ đẹp có thể thực hiện lễ cúng tất niên:

Ngày 26 tháng Chạp (5/2/2024): tức ngày Kỷ Hợi, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão. Giờ đẹp:

– Canh Ngọ (11 giờ – 13 giờ): Thanh Long

– Tân Mùi (13 giờ -15 giờ): Minh Đường

– Giáp Tuất (19 giờ -21 giờ): Kim Quỹ

– Ất Hợi (21 giờ – 23 giờ): Bảo Quang

Ngày 29 tháng Chạp (9/2/2024): tức ngày Nhâm Dần, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão. Giờ đẹp:

– Giáp Thìn (7 giờ – 9 giờ): Kim Quỹ

– Ất Tị (9 giờ – 11 giờ): Bảo Quang

– Đinh Mùi (13 giờ – 15 giờ): Ngọc Đường

– Canh Tuất (19 giờ – 21 giờ): Tư Mệnh

Ngày 30 tháng Chạp (9/2/2024): tức ngày Quý Mão, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão. Giờ đẹp:

– Mậu Ngọ (11 giờ – 13 giờ): Kim Quỹ

– Kỷ Mùi (13 giờ -15 giờ): Bảo Quang

– Tân Dậu (17 giờ – 19 giờ): Ngọc Đường

Mâm cúng tất niên có gì?

Mâm cúng tất niên có thể chuẩn bị theo phong tục địa phương, quan niệm và điều kiện của gia đình. Trong lễ cúng không thể thiếu hương, đèn, hoa tươi, trái cây tươi. Ngoài ra, gia chủ chuẩn bị một số lễ vật gồm gạo, muối, nước lọc, trà, rượu trắng, giấy tiền vàng mã, bánh kẹo, trầu cau, xôi, chè, bánh chưng, bánh tét, giò lụa…

Mỗi vùng miền sẽ có một cách chuẩn bị mâm cỗ tất niên khác nhau, gia chủ lựa theo quan niệm và điều kiện của gia đình chuẩn bị cho phù hợp. Mâm cúng tất niên hay các mâm cúng khác không yêu cầu cao sang, sơn hào hải vị, cốt yếu vẫn nằm ở sự thành tâm, nghiêm túc, trang trọng.

Related Posts

Loại rau ở Việt Nam mọc dại ít ai ăn, qua Nhật Bản lại được xem là giúp trường thọ, giá trên trời

Rau khoai lang là loại rau phổ biến dễ trồng, không chăm sóc cũng dễ lên, mọc bò lan đầy mặt đất. Trước đây rau khoai lang…

Ăn tôm nhất định phải vứt bỏ đi 3 phần này vì rất nhiều kim loại nặng

Một số bộ phận của tôm lại chứa ít chất dinh dưỡng và có thể tích tụ các kim loại nặng, gây hại cho cơ thể khi…

Công bố 7 món ăn có ngon đến mấy cũng không được để qua đêm

Nhiều người có thói quen sử dụng thực phẩm để qua đêm vì tiện lợi và tránh lãng phí. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng…

Bí quyết nấu cơm ngon dẻo thơm chỉ cần 1 nguyên liệu nhà nào cũng có sãn

Trong căn bếp của mỗi gia đình Việt, gạo và cơm là linh hồn của bữa ăn. Nhưng bạn có biết rằng, chỉ với một nguyên liệu…

Tục ngữ dân gian Việt Nam có câu: “Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn” có đúng không?

1. Quan niệm dân gian và cái nhìn từ phong thủy Người xưa bảo: Vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn, có đúng không? Trong tử…

Rùng mình dâu tây giá rẻ chỉ 35k/hộp tràn lan trên vỉa hè: Ăn vào có ngày gặp thứ này!

Dâu tây ngon, giá rẻ nhưng có thể nhiều thuốc sâu Dâu tây, một loại trái cây từng được coi là xa xỉ với giá thành cao…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *