Hỏi: Khi bà ngoại tôi mất không có để lại di chúc, ngoại tôi có 4 người con thì việc phân chia tài sản như thế nào?
Người để lại di sản thừa kế chết không có di chúc thì di sản được phân chia thế nào?
Theo điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:
Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản…
Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật (Ảnh minh họa)
Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật như sau:
Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo quy định trên, nếu người để lại di sản chết không có di chúc thì di sản được phân chia thừa kế theo pháp luật.
Những người thừa kế theo pháp luật theo thứ tự về hàng thừa kế được quy định tại khoản 1 Điều 651 nêu trên. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Theo như anh đề cập thì khi bà ngoại anh mất chỉ còn 04 người con nên trong trường hợp này xét chỉ có 04 người con là người thừa kế theo pháp luật, di sản của bà ngoại anh sẽ được chia 4 người hưởng 04 phần bằng nhau.
Việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 về phân chia di sản theo pháp luật như sau:
Phân chia di sản theo pháp luật
1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Theo đó, việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 660 nêu trên.
Di sản thừa kế được hạn chế phân chia khi nào?
Căn cứ Điều 661 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hạn chế phân chia di sản như sau:
Hạn chế phân chia di sản
Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.
Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định.
Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.
Như vậy, di sản thừa kế được hạn chế phân chia trong trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế.
News
Bà nội vừa lên trông giúp cháu được 2 ngày, xem camera tôi ho:ảng h:ồn chạy thẳng về nhà, chạy bộ một mạch lên tầng 15… Không ngờ mẹ chồng lại làm như thế…
Hồi năm 3 đại học, trong lần đi tình nguyện ở một vùng quê, tôi vô tình cứu được Cam khi nó mắc kẹt ở dưới khe…
Vợ đi công tác nhưng 1h sáng chồng bỗng nhận được cuộc gọi k:êu c:ứu th:ất th:anh, tôi vội vã lần theo địa chỉ tới nơi thì r:ụng r:ời khi thấy vợ đã…
Yêu nhau khoảng 1 năm thì chúng tôi tiến đến hôn nhân. Vợ tôi dù đã kết hôn nhưng vẫn có nhiều fan hâm mộ theo đuổi….
Nhà bị tắc bồn cầu nên tôi gọi thợ đến sửa, tôi rụ-ng rời phát hiện b:í m:ật s-ố-c ngất của chồng ngoan hiền: Tôi đã h:i si:nh tới mức ấy mà chồng vẫn phản bội là sao?
Tôi định bụng cùng chồng đi du lịch vài ngày. Nhưng khi tôi vừa nói mình xin nghỉ mấy hôm thì anh lại nói muốn về quê…
Mỗi lần đi chùa về là vợ t:ái m:ét mặt mày, tưởng vợ bị trúng gió tôi liền chạy đi mua th:uố:c, ai ngờ lúc quay về lại chứng kiến được cảnh tượng n:ó:ng mắt này, ai ngờ sự thật về cô vợ ngoan hiền bị b:ại l:ộ
Cũng từng có một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Nhưng rồi thật khó có thể tin được rằng người phụ nữ của anh lại có thể ngoại…
39 tuổi mới lấy chồng, đêm tân hôn nghe tiếng mẹ chồng dỗ trẻ mà tôi òa kh:óc, không biết đời mẹ con tôi sẽ đi về đâu…
Ông xã nhỏ hơn tôi 4 tuổi, từng trải qua một đời vợ. Ở tuổi 33, tôi mới có mối tình đầu. Vì trước đây chỉ chuyên…
Biết chồng hẹn nh-ân tìn-h trong nh-à ngh-ỉ, tôi nhờ cô lễ tân chạy lên đưa thứ này cho cả 2 và màn kịch gay cấn ở phút 89
Biết chồng cặp bồ với cô đồng nghiệp đã hơn 1 tháng nay, Nga tức lắm nhưng cô không dám manh động mà chờ bắt được tận…
End of content
No more pages to load