×

Tại sao thời ông bà đặt tên con “Nam Văn, nữ Thị”? Nghe tưởng quê nhưng ý nghĩa cực hay mà nhiều người không biết

Với nhiều người hiện nay chữ Thị và chữ Văn không đẹp, nghe “quê quê” nhưng ý nghĩa của thời ông bà thì hai chữ này rất đẹp, giàu ý nghĩa.

Ngày nay nhiều người chê Thị, chê Văn

Ngày nay khi đặt tên con, cha mẹ thường dùng những chữ đệm đọc cho “sang mồm” cho “kêu” cho hay. Nhiều người chê chữ Thị, chữ Văn là quê kểnh, nghe tên đã thấy xưa cũ không hiện đại. Nhiều gia đình nếp giữ truyền thống vẫn có chữ Thị, chữ Văn kèm họ, tên đệm thêm và tên chính. Vì thế ngày nay không ít người đặt tên con sẽ cso 4 chữ, trong khi thời xưa chủ yếu 3 chữ.

Nhiều người từng bị dè bỉu vì khi đi học tên đệm chỉ là chữ Thị không hay như bạn bè. Ngày nay nhiều người đã không còn hiểu nét đẹp trong chữ Thị, chữ Văn của ông bà ta.

Nam Văn nữ Thị là cấu trúc tên phổ biến thời ông bà

Nam Văn nữ Thị là cấu trúc tên phổ biến thời ông bà

Ý nghĩa chữ Thị chữ Văn thời ông bà

Trên VNEpress đưa tin rằng chuyên gia văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ, nguyên giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết việc đặt tên cho con trai với chữ lót “Văn” và “Thị” cho con gái từng là nét văn hóa mang tính đặc trưng trong truyền thống người Việt.

Chữ Thị có nghĩa là họ, là gia tộc. Chữ Thị dùng để xưng hô thời phong kiến kiểu như Trần Thị, Nguyễn Thị… Chữ Thị đứng sau họ của một người đại ý thể hiện đó là người phụ nữ thuộc về dòng họ đó. Một nghĩa phái sinh khác của chữ Thị là trong xưng hô, phụ nữ tự xưng mình là “thị”. Thế nên theo thời gian ông bà ta đã đặt tên con theo cấu trúc gồm Họ + Thị + tên và chữ Thị xác định giới tính nữ. Chỉ cần nghe tên có chữ Thị biết là nữ giới.

Chữ Văn thể hiện sự học rộng hiểu nhiều. Thời xưa, chỉ có con trai mới được phép đến trường đi học và thi cử mới có “văn”, con gái không được đi họ. Chính vì vậy khi đặt tên, nhiều gia đình lấy chữ “Văn” làm tên đệm mong con trai có đường công danh khoa cử thuận lợi, đỗ đạt vinh hiển. Hơn nữa chữ Văn thể hiện phẩm chất cao quý của một con người. Theo thời gian, chữ “Văn” được ưa chuộng để hiện thực hóa ước mơ của cha mẹ.

Nhưng có lẽ vì ý nghĩa đó của chữ Văn mà nhiều người dần cảm thấy chữ Thị bị phân biệt đối xử, nghe Thị biết ngay con gái và con gái đôi khi không được trọng như con trai.
Ngày nay nhiều cha mẹ đặt tên thật

Ngày nay nhiều cha mẹ đặt tên thật “kêu” cho con

Ngày nay vì sao nhiều người bỏ chữ Thị, chữ Văn?

Chữ Văn theo thời gian vẫn mang ý nghĩa đẹp hơn chữ Thị. Xu hướng lược bỏ chữ Thị diễn ra mạnh mẽ hơn.

Nhiều người cho rằng vì trong văn hóa Việt Nam chữ Thị gắn liền với nhiều ảnh không đẹp của nữ giới như Thị Màu (trong Quan âm Thị Kính) hay Thị Nở (trong truyện ngắn Chí Phèo).

Hơn nữa trong đời sống chữ Thị gắn liền với từ Thị Mẹt với ý khinh bỉ, trọng nam khinh nữ nên nghe không hay.

Chữ Văn mặc dù nghe “sang mồm” hơn chữ Thị nhưng xu hướng phát triển xã hội cũng có nhu cầu thẩm mỹ và tính phóng khoáng hơn khi đặt tên con. Cha mẹ gửi gắm nhiều điều mơ ước, truyền đạt, nhắn nhủ vào tên của con nên chữ Văn không diễn tả được hết sự đa dạng của các bậc cha mẹ. Bởi thế thay vì dùng chữ Văn mỗi cha mẹ lại có một cách đệm tên cho con mình.

Truyền thống đặt tên “nam Văn, nữ Thị” đã thay đổi và cấu trúc này đã mờ nhạt trong thời hiện đại. Nhiều trẻ em ngày nay không biết tới hai chữ này trong tên.

Theo chuyên gia Hùng Vĩ, việc loại bỏ chữ “Thị” trong tên của phụ nữ không phải mới xuất hiện từ hơn 100 năm trước, phụ nữ quý tộc Huế có người dùng “Tôn Nữ” và bỏ “Thị”, vì chữ “Nữ” đã bao hàm thông tin về giới.

Sau đó những phụ nữ sau 1940 tên khai sinh có Thị nhưng khi lấy nghệ danh, bút danh, khi viết thư, nhật ký họ cũng thường bỏ chữ Thị. Phong trào giải phóng phụ nữ trong vận động cách mạng cũng khuyến khích việc này.

Một thời thế hệ 7x, 8x từng tự ti khi đi học vì tên mình có chữ Thị mà không có chữ đệm khác “hay ho” kiểu như Thu, Thanh, Hoàng…Thế nên nhiều người đã bỏ chữ Thị để không bị “quê mùa”.

Chữ Thị chữ Văn đã là văn hóa một thời. Và hiện nay cũng vẫn còn nhiều cha mẹ thế hệ 9x, 10x đặt tên con vẫn giữ chữ Văn, chữ Thị đi cùng với họ và tên, tổng thể thành 4 chữ.

Related Posts

Grab mua 50.000 xe điện làm taxi tại Đông Nam Á, quyết tâm ‘so găng’ Xanh SM trên mọi mặt trận: Thương hiệu được chọn không hề xa lạ nhưng rất tiếc không phải Vinfast

Grab đang có kế hoạch nâng cấp đội xe của mình bằng xe điện, tạo một dịch vụ vận chuyển hạng sang. Nikkei Asia đưa tin, BYD đã…

‘Con cưng’ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đứng trước nguy cơ bị ‘oánh bật khỏi thị trường’: Tân binh xe điện cỡ nhỏ EV3 Plus 2025 chính thức trình làng, sạc 1 lần đi 330km, giá lăn bánh rẻ như cho

Mẫu xe này sẽ cạnh tranh trực tiếp với Wuling Bingo với những thông số về động cơ ấn tượng.  Ảnh minh họa Theo Carnewschina, hãng xe…

Chiếc xe thiếu gia Phạm Nhật Minh Hoàng dùng để đón Á hậu Phương Nhi về làm vợ có gì đặc biệt mà nhiều người chi cả trăm tỷ chưa chắc đã sở hữu: Nhà làm xe nên đâu thể mang loại làng nhàng đi hỏi vợ!

Không siêu xe đắt đỏ, không xế hộp phiên bản giới hạn, thiếu gia Vingroup – Phạm Nhật Minh Hoàng đón Á hậu Phương Nhi trong ngày…

Chính thức từ 6h sáng thứ 7 18/1/2025: Điều chỉnh giao thông nút giao Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi – Nguyễn Xiển, ai không nắm kĩ lộ trình coi chừng ‘lạc vào mê cung’

Sở Giao thông vận tải vừa ban hành thông báo thí điểm điều chỉnh giao thông qua nút giao Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi – Nguyễn…

Nguyễn Xuân Son nhận thưởng cao nhất tuyển Việt Nam sau AFF Cup, nghe tổng số tiền anh có được ai cũng phải ước ao: Bằng người khác làm cả đời!

Tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son được thưởng lớn cả về hiện vật và tiền mặt sau khi giúp đội tuyển Việt Nam giành chức vô…

Chồng qua đời, tôi ở vậy chăm sóc bố mẹ chồng suốt 10 năm trời, ngày sinh nhật bất ngờ ông bà tặng ‘món quà’ khiến chân tay tôi run lẩy bẩy

Thời gian gần đây, tôi gặp lại người yêu cũ. Anh ly hôn vợ đã 3 năm. Chúng tôi nói chuyện hỏi han nhau như những người…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *