×

Từ nay: Đi khám chữa b-ệnh muốn chuyển tuyến phải có 1 loại giấy tờ này, biết kẻo mất tiền o-an

Để hưởng BHYT khi chuyển tuyến, người bệnh phải hội đủ những điều kiện, thủ tục theo quy định.

Phân tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế


Phân tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được thực hiện theo quy định tại Điều 3, Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013.

Phân tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được thực hiện theo quy định tại Điều 3, Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013.

Theo đó, phân tuyến kỹ thuật đối với cơ sở KCB bảo BHYT như sau.

+ Tuyến 1: Tuyến trung ương bao gồm các cơ sở KCB:

– Bệnh viện hạng đặc biệt.

– Bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế.

– Bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Sở Y tế) hoặc thuộc các Bộ, ngành khác được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật.

+ Tuyến 2: Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm các cơ sở KCB:

– Bệnh viện xếp hạng II trở xuống trực thuộc Bộ Y tế.

– Bệnh viện hạng I, hạng II trực thuộc Sở Y tế hoặc thuộc các Bộ, ngành khác, trừ các bệnh viện được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.

+ Tuyến 3: Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (Tuyến 3) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

– Bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng, trung tâm y tế huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh ở những địa phương chưa có bệnh viện huyện, bệnh xá công an tỉnh.

– Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, nhà hộ sinh.

+ Tuyến 4: Tuyến xã, phường, thị trấn bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

– Trạm y tế xã, phường, thị trấn.

– Trạm xá, trạm y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức.

– Phòng khám bác sĩ gia đình.

+ Tuyến 5: Các cơ sở KCB tư nhân phân tuyến chuyên môn kỹ thuật sẽ dựa trên các yếu tố sau: Năng lực thực hiện kỹ thuật, phạm vi hoạt động chuyên môn, hình thức tổ chức, quy mô hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực.

Theo quy định thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Y tế hoặc Sở Y tế) cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở KCB tư nhân quyết định (bằng văn bản) tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở KCB tư nhân.

Người bệnh có thể chuyển tuyến bất cứ lúc nào cũng được?

Người bệnh không thể chuyển tuyến bất kỳ lúc nào cũng được. Theo quy định của luật bảo hiểm y tế, bệnh nhân sẽ chỉ được thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý, tức là vào tháng 1, 4, 7, 10 hàng năm.

Bạn cần có giấy chuyển tuyến do cơ sở khám chữa bệnh ban đầu cấp và thực hiện các thủ tục theo quy định. Ngoài ra, bạn cũng có thể được chuyển tuyến trong các trường hợp cấp cứu, bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh ban đầu hoặc khi đi công tác, học tập, làm việc lưu động hoặc tạm trú dưới 12 tháng tại địa phương khác.
Giấy chuyển tuyến theo đúng yêu cầu của cơ quan BHYT

Giấy chuyển tuyến theo đúng yêu cầu của cơ quan BHYT

Có 3 hình thức chuyển tuyến khám chữa bệnh:

– Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên.

– Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới.

– Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.

Các bước thực hiện

Khi chuyển tuyến lên tuyến trên hoặc cùng tuyến, thủ tục chuyển tuyến được quy định cụ thể tại Điều 7 Thông tư 14 như sau:

Bước 1: Cơ sở khám chữa bệnh thông báo và giải thích lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;

Bước 2: Người có thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến. Trong đó, cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước: Người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh hoặc người được người này ủy quyền ký giấy chuyển tuyến; Cơ sở khám chữa bệnh tư nhân: Người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người được người này ủy quyền ký giấy chuyển tuyến. Trong trường hợp cấp cứu, người trực lãnh đạo trong phiên trực ký giấy chuyển tuyến.

Bước 3: Khi cấp cứu, cơ sở khám chữa bệnh phải liên hệ với cơ sở khám chữa bệnh dự kiến chuyển đến, kiểm tra lần cuối cùng tình trạng của người bệnh trước khi chuyển, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển.

Bước 4: Khi người bệnh cần hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh chuyển đến, nơi chuyển đi phải thông báo cụ thể về tình trạng người bệnh và yêu cầu hỗ trợ để có biện pháp phù hợp.

Bước 5: Giao giấy chuyển tuyến cho người hộ tống hoặc người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh để chuyển đến cơ sở khám chữa bệnh dự kiến chuyển đến.

Bước 6: Bàn giao người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám chữa bệnh nơi chuyển đến.

Riêng thủ tục chuyển người bệnh về tuyến dưới thì chỉ thực hiện theo các bước 1, 2, 5 và 6.

Related Posts

Suốt đám ta::ng bố chồng mẹ chồng tôi không nhỏ 1 giọt nước mắt khiến cả họ nội nhà chồng ch::ửi thậm tệ và sự thật ki::nh ho::àng phía sau…

Dân làng xì xào bàn tán, bảo bà tâm địa sắt đá. Nhưng tôi biết, câu chuyện đằng sau không hề đơn giản như mọi người nghĩ.Có…

Cặp đôi trung học vô tư diễn “cảnh nóng” trên phố, người đi đường nhức mắt vào 1 nói câu gây ngỡ ngàng

Cách đây không lâu, một cảnh tượng nhức mắt đã xuất hiện tại trạm chờ xe buýt ven đường, trước sự chứng kiến của đông đảo người…

Cờ nhíp 3phut em nhân viên ngân hàng xinh đẹp, phí quá em ơi!

Theo NLĐ, ngày 3/1, Công an quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cho biết đã nắm sự việc và đang tiến hành xác minh vụ đánh ghen ở khu…

Các khoản tiền cần phải nộp khi chuyển đổi từ đất vườn lên thổ cư, thực sự quá ngỡ ngàng

Nhu cầu chuyển đổi đất vườn lên đất thổ cư của người dân ngày một tăng lên. Từ bây giờ, khi chuyển đổi từ đất vườn lên…

Đối tượng được hưởng 2 mức tăng lương hưu từ năm 2025

Lương hưu được điều chỉnh dựa trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng sao cho phù hợp với khả năng của ngân sách…

Xử phạt hành vi vượt đèn đỏ và những trường hợp được rẽ phải khi đèn đỏ bắt đầu từ 2025

Xử phạt hành vi vượt đèn đỏNghị định 168/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đã chính thức có…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *