Chuối thường được dùng để đặt lên bàn thờ vào các dịp lễ tết. Tuy nhiên, vào ngày Rằm tháng 7, gia chủ không nên dùng chuối.

Rằm tháng 7 âm lịch là một trong những dịp lễ quan trọng đối với người Việt. Vào dịp này, các gia đinh sẽ chuẩn bị mâm lễ cúng dể dâng lên thần linh, tổ tiên và làm lễ cũng chúng sinh.

Mâm lễ cúng có thể là cỗ mặn hoặc cỗ chay và không thể thiếu trái cây tươi. Việc chọn loại quả nào để dâng cúng là điều được mọi người quan tâm. Không phải loại quả nào cũng có thể đặt lên bàn thờ, trong đó có chuối.

Vì sao cúng Rằm tháng 7 không được đặt chuối lên bàn thờ?

Theo phong thuỷ, nải chuối giống như bàn tay ngửa lên để hứng phúc lộc và những điều may mắn trong cuộc sống. Những quả chuối nằm sát nhau tượng trưng cho hình ảnh con cháu quây quần, đùm bọc, che chở lẫn nhau. Do đó, người ta thường sử dụng chuối để đạt lên bàn thờ vào những ngày lễ tết với ý nghĩa gia đình gặp nhiều may mắn, bình an, đắc tài đắc lộc, làm ăn phát đạt.
Một số người kiêng dâng cúng chuối trong dịp Rằm tháng 7.

Một số người kiêng dâng cúng chuối trong dịp Rằm tháng 7.

Tuy nhiên, vào dịp Rằm tháng 7 âm lịch, người ta thường tránh sử dụng chuối để làm trái cây cúng trên bàn thờ. Họ cho rằng việc đặt chuối lên bàn thờ trong tháng cô hồn sẽ thu hút những vị khách không mời vào nhà.

Dù vậy, đây là quan niệm dân gian, không phải ai cũng áp dụng điều này. Do đó, gia đình có thể tuỳ theo phong tục, điều kiện để dâng đồ cúng cho phù hợp, miễn sao thể hiện sự trang nghiêm, tôn trọng trong thờ cúng là được.

Một số loại quả khác không nên đặt lên bàn thờ trong dịp Rằm tháng 7

– Hoa quả giả

Ngày nay, nhiều loại hoa quả giả được làm với hình dáng, màu sắc trông rất giống thật. Nhiều người cho rằng có thể sử dụng loại trái cây này để làm lễ cúng vừa tiện vừa không sợ bị thối hỏng. Tuy nhiên, việc sử dụng trái cây giả để đặt lên bàn thờ thể hiện sự không thành kính đối với bề trên, không tốt cho gia đình.


Gia chủ nên chọn các loại trái cây tươi, nguyên vẹn để dâng cúng trong dịp Rằm tháng 7, tránh lựa chọn trái cây giả, quả bị dập nát, chín nẫu.

Gia chủ nên chọn các loại trái cây tươi, nguyên vẹn để dâng cúng trong dịp Rằm tháng 7, tránh lựa chọn trái cây giả, quả bị dập nát, chín nẫu.

– Quả dập nát, chín nẫu

Các loại quả dâng cúng trên bàn thờ phải là quả tươi, còn nguyên trái, không sử dụng loại trái cây chín nẫu, dập nát. Dâng những loại quả không lành lặn là biểu hiện của sự không thành kính. Ngoài ra, trái cây nẫu, dập nát sẽ thu hút ruồi muỗi, làm ảnh hưởng đến sự thanh tịnh, trang nghiêm ở khu vực bàn thờ.

– Các loại quả có gai nhọn

Người ta tránh dâng những loại quả có gai nhọn như mít, sầu riêng, mây Thái… lên bàn thờ vì gai nhọn tượng trưng cho sự chông gai, trắc trở, không tốt cho đường tài lộc, công danh sự nghiệp của gia chủ.

– Hoa quả có mùi nồng

Những loại trái cây có mùi quá nồng như sầu riêng, mít… không phù hợp để đặt lên bàn thờ. Người ta cho rằng những loại trái cây như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến sự trang nghiêm của khu vực thờ cúng.

Lưu ý khi dâng trái cây lên bàn thờ

Những loại trái cây tươi có thể dâng lên bàn thờ thần linh, tổ tiên trong dịp Rằm tháng 7 là táo, đào, bưởi, lựu… Đây là thời điểm những loại quả này vào chính vụ, dễ lựa chọn được những quả tươi ngon nhất. Ngoài ra, những loại trái cây này cũng có ý nghĩa tốt lành, giúp mang đến may mắn cho gia đình.

Khi thắp hương trên bàn thờ, gia chủ chọn lễ vệ theo số lẻ, nên chọn 3-5 quả để dâng cúng.