Đất nông nghiệp là tất cả những loại đất dùng làm tư liệu sản xuất, đất dùng trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản, phòng hộ đê điều… tất cả những loại đất không dùng để ở. Những trường hợp cố tình xây dựng nhà ở trên nông nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu:
Xây nhà trên đất nông nghiệp trái phép sẽ bị xử phạt
Điều 9, 10, 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định rõ khi sử dụng đất sai mục đích, xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp mà không chuyển mục đích sử dụng đất thì bị phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, trong đó có biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Có được xây nhà trên đất nông nghiệp không?
Khoản 1 Điều 6 của Luật Đất đai năm 2013 đặt ra một nguyên tắc cơ bản và quan trọng khi sử dụng đất, đó là tuân thủ quy hoạch, kế hoạch và mục đích sử dụng đất chính xác.
Theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP, việc sử dụng đất nông nghiệp cho mục đích khác mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép sẽ bị xem là vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và sẽ bị áp dụng các biện pháp xử phạt tương ứng.
Như vậy hành vi xây nhà ở trên đất nông nghiệp mà chưa chuyển mục đích sử dụng đất là vi phạm pháp luật.
Xây nhà trên đất nông nghiệp bị phạt ra sao?
Điều 9 Nghị định này quy định về mức xử phạt khi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
+ Cụ thể, với hành vi chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) thì hình thức và mức xử phạt sẽ tăng theo diện tích vi phạm.
Các mức phạt khi xây nhà trên đất nông nghiệp
– Sẽ tiến hành phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta.
– Tiến hành xửa phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 1 héc ta…
– Xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta
– Xử phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
+ Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức và mức xử phạt như sau:
– Xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,1 héc ta;
– Xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
– Xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
– Xử phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
– Xử phạt hành chính từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
+ Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
– Xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;
– Xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
+ Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai (02) lần mức phạt quy định tại khoản 3 Điều này.
Thêm vào đó, đối tượng vi phạm buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm…
Ngoài ra, Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt với hành vi sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Mức phạt cao nhất lên tới 500 triệu đồng và buộc khắc phục hậu quả.
News
Cặp song s;inh nhà Sam càng lớn tính cách càng trái ngược
Mới đây, Sam đã chia sẻ hình ảnh của ái nữ kèm dòng trạng thái: “Xạo lắm cô chú ơi”. Bé Ijin nhận được nhiều lời khen…
Mạnh Quân ‘Nhật ký Vàng Anh’ hiện tại thế nào?
Diễn viên Mạnh Quân đóng vai Hào – nhân viên giao hàng hài hước, nhiều chuyện nhưng cũng rất nghĩa hiệp trong phim “Sao Kim bắn tim…
ừ ngày 1/1/2025 có quy định về các hạng bằng lái xe áp dụng đối với loại xe mô tô điện
Từ 1/1/2025, đi xe máy điện loại nào phải có bằng lái xe? Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 áp dụng từ ngày…
Huy Khánh ly hôn vợ 2, thực hư thế nào?
Thời gian qua, Mạc Anh Thư – vợ Huy Khánh và con gái Cát Cát sang Phần Lan sinh sống, học tập, trong khi nam diễn viên…
Con gái Angela Phương Trinh giống hệt một người
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện loạt thông tin Angela Phương Trinh đã có con gái lớn khoảng 8 tuổi. Không chỉ đưa…
Mối quan hệ ngoài đợi thực của cặp đôi đang gây s;ốt phim giờ vàng
Cặp đôi đang gây bão trên sóng giờ vàng, ăn ý hơn cả Hồng Đăng – Hồng Diễm Sau 6 lần đóng chung ở Người phán xử,…
End of content
No more pages to load