Khi sử dụng điều hòa, nhiều gia đình thường để 29 độ cho tiết kiệm điện. Tuy nhiên, điều này có đúng không?

Điều hòa là thiết bị quan trọng không thể thiếu vào mùa nắng nóng. Khi lắp điều hòa, nhiều người lo sợ tốn tiền điện cho nên thường để nhiệt độ cao chừng 29 độ, cho rằng càng để nhiệt độ thấp càng tốn điện hơn, điều này có đúng không?

Các chuyên gia cho biết, mức nhiệt độ tiết kiệm điện nhất của điều hòa còn phụ thuộc vào chênh lệch nhiệt độ giữa ngoài trời và tron nhà, nhưng khoảng lý tưởng nhất là từ 26-28 độ C.

Khả năng cảm nhận nhiệt độ ở mỗi người là khác nhau. Có người cảm thấy 29 độ C là nóng cũng có người thấy như vậy là lạnh. Vì thế, bạn không nhất thiết phải để điều hòa ở mức 29 độ C mà nên điều chỉnh cho phù hợp với cảm nhận của bản thân, chỉ cần trên 26 độ C là được.

Tuy nhiên, bạn đừng để nhiệt độ quá thấp dưới 20 độ, sự chênh lệch nhiệt độ quá mức sẽ khiến bạn dễ bị ốm hơn.

Ngoài ra, người dùng có thể bật thêm quạt gió kết hợp, sẽ giúp tiết kiệm điện khoảng 2 đến 3% điện năng so với việc bật điều hòa ở mức nhiệt thấp hơn.


Điều hòa là thiết bị quan trọng không thể thiếu vào mùa nắng nóng

Điều hòa là thiết bị quan trọng không thể thiếu vào mùa nắng nóng

Khi sử dụng điều hòa, nên lưu ý những gì?

Điều hòa bị bẩn hoặc sử dụng quá lâu cũng gây lãng phí điện năng

Điều này rất quan trọng, bạn nên lưu ý vệ sinh điều hòa khoảng 6 tháng một lần. Việc vệ sinh điều hòa thường xuyên giúp máy làm lạnh tốt, lọc không khí tốt, mát hơn và tiết kiệm điện hiệu quả.

Thông thường, điều hòa có hạn dùng từ 7 đến 15 năm tùy nhà sản xuất. Nếu vào mùa nóng dùng điều hòa từ 5 đến 10 tiếng mỗi ngày, vệ sinh đúng cách, hạn dùng có thể lên đến 15 năm.

Chọn điều hòa có công suất phù hợp

Bạn cần tính toán công suất điều hòa phù hợp với diện tích căn phòng để chọn điều hòa có đủ khả năng làm lạnh và tiết kiệm điện năng trong quá trình sử dụng. Công suất quá lớn sẽ gây lãng phí và công suất quá nhỏ sẽ không đảm bảo khả năng làm lạnh. Điều hòa có công suất phù hợp cũng giúp máy hoạt động ổn định và bền bỉ với thời gian hơn.

Vệ sinh bảo dưỡng điều hòa thường xuyên

Điều hòa hoạt động lâu ngày sẽ lưu lại nhiều bụi bẩn, các bộ phận cần phải sửa chữa hoặc thay thế. Vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên giúp điều hòa của bạn làm lạnh nhanh chóng, hoạt động ổn định, bền bỉ và tiết kiệm điện.

Không bật tắt điều hòa liên tục

Bạn không nên tắt máy khi cảm thấy đủ độ lạnh và bật lại máy khi thấy nóng lại vì cách này khiến máy phải khởi động lại với công suất lớn và làm lạnh lại từ đầu, khiến máy tiêu thụ nhiều điện năng hơn và dễ giảm tuổi thọ.

Đa số điều hòa sẽ hoạt động với công suất thấp khi phòng đã đạt đến nhiệt độ cài đặt nên bạn không cần quá lo lắng. Nếu thấy quá lạnh, bạn hãy tăng nhiệt độ lên thay vì tắt máy và bật lại từ đầu.

Không bật tắt điều hòa liên tục

Bạn không nên tắt máy khi cảm thấy đủ độ lạnh và bật lại máy khi thấy nóng lại vì cách này khiến máy phải khởi động lại với công suất lớn và làm lạnh lại từ đầu, khiến máy tiêu thụ nhiều điện năng hơn và dễ giảm tuổi thọ.

Đa số điều hòa sẽ hoạt động với công suất thấp khi phòng đã đạt đến nhiệt độ cài đặt nên bạn không cần quá lo lắng. Nếu thấy quá lạnh, bạn hãy tăng nhiệt độ lên thay vì tắt máy và bật lại từ đầu.
Không bật tắt điều hòa liên tục

Không bật tắt điều hòa liên tục

Tắt điều hòa trước khi ra ngoài 30 phút

30 phút là khoảng thời gian đủ để bạn vẫn cảm thấy thoải mái và nhiệt độ trong phòng chưa thay đổi quá nhiều. Vì thế, nếu không có nhu cầu sử dụng, chuẩn bị ra ngoài, hãy tắt điều hòa trước khi đi khoảng 30 phút để tận dụng tối đa khí lạnh còn lại trong phòng.

Kiểm tra ống dẫn và che chắn cục nóng

Cách sử dụng máy lạnh tiết kiệm điện năng tiếp theo mà bạn có thể áp dụng là kiểm tra ống dẫn thường xuyên và che chắn cục nóng. Vì đây có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hệ thống làm mát của máy, lãng phí điện năng của gia đình. Bạn cần đảm bảo rằng ống dẫn luôn sạch sẽ và được đặt một cách hợp lý nhất.

Đồng thời, vị trí lắp cục nóng rất quan trọng, bạn nên chọn những nơi có bóng râm, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời, cách tường ít nhất 30cm giúp nhiệt độ tác động lên cục nóng sẽ giảm, tốc độ làm lạnh tăng lên. Nếu không tìm được bóng mát để lắp đặt cục nóng thì bạn có thể dùng tấm bạt chống nhiệt che cực nóng.

Mở cửa sổ sau khi hết sử dụng máy lạnh

Sau khi sử dụng máy lạnh phục vụ cho nhu cầu làm mát của mình, bạn nên mở cửa phòng để không khí được luân chuyển và không bị ứ đọng bên trong không gian kín khoảng 3 tiếng.

Vì nếu không khí trong phòng lạnh bị ứ đọng suốt 6 tiếng, thì sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn yếm khí (còn gọi là vi khuẩn kỵ khí) sinh sôi và phát triển, gây hại cho sức khỏe.

Không mở máy lạnh ngay khi vào nhà

Thời tiết nóng bức, mạch máu trong cơ thể có xu hướng giãn nở hơn so với bình thường. Nếu bạn đi từ bên ngoài (có nhiệt độ cao do thời tiết) vào phòng máy lạnh (có nhiệt độ thấp), thì sẽ làm cho mạch máu bị co bóp đột ngột, dễ gây ra tình trạng tăng huyết áp và ảnh hưởng đến tim cũng như mạch máu não.

Do đó, không nên mở máy lạnh ngay sau khi bước vào phòng.