Bánh chưng là một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền. Vậy bánh chưng bị mốc, cắt phần bị mốc đi chiếc bánh đó còn có thể ăn được không?

Bánh chưng là một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Tuy vậy, Tết năm nay ấm nắng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc sinh sôi, phát triển nên bánh chưng một số gia đình bị nấm mốc tấn công. Liệu khi cắt phần bị mốc đi thì chiếc bánh đó còn có thể ăn được không?

Khi cắt phần bị mốc đi, phần còn lại của chiếc bánh đó còn có thể ăn được không?

Dịp Tết, các gia đình gói bánh số lượng nhiều và để trong thời gian dài, bánh sẽ dễ bị mốc ở phần góc cạnh, không lan rộng ra cả bánh. Bạn có thể cắt bỏ chỗ mốc và ăn các phần còn lại. Lưu ý, nấm mốc xuất hiện ở một góc bánh, nhưng một số chủng nấm mốc có khả năng lên men làm bánh bị chua. Do đó, bạn cần cắt bỏ rộng ra xung quanh, chỉ lấy phần bánh còn nguyên lành, sau đó đem bánh hấp hoặc chiên cẩn thận trước khi ăn.
banh-chungmoc-con-an-duoc-khong-8

Trường hợp phần mốc lan ra quá nhiều, nên bỏ cả bánh, bởi khi đó vi khuẩn đã xâm nhập sâu bên trong, nếu ăn sẽ dễ gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

Bảo quản bánh chưng bằng cách để nguyên lá gói và cho vào tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần mặt cắt lấy giấy nilon bao kín lại. Nếu bánh có hiện tượng lại gạo (bánh cứng), nên luộc, chiên hoặc hấp lại và tiếp tục dùng. Bánh chưng để vào ngăn mát tủ lạnh có thể bảo quản 7-10 ngày.

Nhìn chung, tốt nhất bạn không nên ăn thực phẩm đã bị mốc vì thực phẩm nấm mốc sẽ sinh ra độc tố.

Lỡ ăn thực phẩm bị mốc, có sao không?

Theo các chuyên gia sức khoẻ, trong hầu hết trường hợp, lỡ cắn phải thực phẩm bị mốc một ít sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Chúng chỉ có thể gây bệnh trong một số ít trường hợp.

Một điều may mắn là dù có ăn nhầm một ít thực phẩm bị mốc thì cơ thể cũng không sao. Hệ tiêu hóa sẽ tiêu hóa nấm mốc bình thường như bao loại thức ăn khác. Cơ thể vẫn sẽ khỏe mạnh miễn sao hệ miễn dịch hoạt động tốt và đủ sức vô hiệu hóa tác hại của nấm mốc.

Nấm mốc thực tế là những loại nấm cực nhỏ, chúng được phát tán lên thực phẩm nhờ gió, nước hoặc côn trùng. Nấm mốc có thể nguy hiểm nhưng chỉ là số ít, hầu hết là vô lại. Trong một số trường hợp, những người lỡ ăn phải thực phẩm bị mốc cảm thấy hơi khó chịu. Thật ra, cảm giác khó chịu đó có thể đến từ mùi vị kỳ lạ của nấm mốc chứ không phải do bất kỳ một loại độc tố cụ thể nào gây ra.

Sau khi ăn, mọi người cần chú ý xem là các triệu chứng chỉ là một chút buồn nôn thông thường hay nghiêm trọng hơn. Phần lớn nấm mốc sẽ khó sống sót trong dạ dày vì môi trường a xít cao. Nếu triệu chứng buồn nôn, ói mửa kéo dài thì hãy đi khám bác sĩ.

Dù là ít ỏi nhưng vẫn có những trường hợp bị bệnh do ăn phải thực phẩm bị mốc. Tất cả thực phẩm khi bị nấm mốc xâm nhập thì phần mốc chỉ là trên bề mặt bên ngoài. Thật chất, rễ của nấm mốc có thể đã xâm nhập sâu bên trong thức ăn. Do đó, với những thực phẩm mềm, xốp như các loại bánh thì nên bỏ hết khi phát hiện bị mốc. Tuy nhiên, với một số loại thực phẩm cứng như trái cây, phô mai cứng thì rễ nấm mốc khó xâm nhập vào sâu bên trong. Chúng ta hoàn toàn có thể ăn được nếu cắt bỏ phần bề ngoài bị mốc và ăn phần bên trong. Khoảng cách ăn an toàn là phần thực phẩm nằm dưới bề mặt bị mốc khoảng 2,5 cm, theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).