Với cách hầm xương dưới đây bạn sẽ có một món canh xương trong veo, ngọt nước ai cũng mê tít khi thưởng thức.
Bọt nổi lên trong canh xương có gây hại
Canh xương là món ăn quen thuộc người dân nước ta. Trong xương động vật chứa một lượng lớn các chất khoáng cũng như 17 axit amin khác nhau, collagen và gelatin. Mặc dù ở mỗi loại xương khác nhau có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau, thời gian nấu và cách nấu khác nhau nhưng đều chứa các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Lúc hầm xương dễ dàng quan sát có phần bọt trắng nổi lên máu thừa, phần này không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, để giữ vệ sinh và làm cho món hầm đẹp mắt hơn thì bạn nên vớt bỏ những phần bọt trắng này đi.
Cách hầm xương không nổi bọt bẩn
Một trong những cách giúp bạn hầm canh xương không nổi bọt như sau:
Sau khi mua xương về, bạn rửa sạch rồi ngâm trong nước 30 phút. Đây là cách giúp tất cả tiết trong xương được tiết ra hết hoàn toàn. Nguyên nhân chính là do tiết đỏ có màu đỏ khi chín sẽ đục lại nên khiến nước đục, xương bị thâm đen và còn có mùi hôi. Do đó bạn cần phải loại bỏ hoàn toàn thành phần này sẽ giúp cho canh xương của bạn trong veo hơn rất nhiều.
Tiếp đó, sau khi ngâm xong rồi, bạn cho xương vào nước lạnh, đun đến khi sôi, đảo qua một chút rồi vớt xương ra, rửa sạch. Vì khi bạn cho vào nước sôi, xương và các chất bẩn khi gặp nóng sẽ lập tức co lại, nên nhiều chất bẩn trong tủy xương sẽ không tiết ra và nổi lên được.
Đun nồi nước xương sôi bùng lên rồi hạ lửa đun liu riu. Trong quá trình đun không đậy vung vì việc đậy vung sẽ làm nước xương bị đục. Chú ý để lửa thật nhỏ để xương từ từ tiết ra chất ngọt, đồng thời nhớ hớt bọt để nước xương được trong.
Xử lý nồi nước dùng không may bị đục
– Bạn hãy dùng vải hoặc rây mắt nhỏ để lược nước dùng, loại bỏ cặn bã có trong nước, sau đó đun sôi trở lại.
– Bạn hãy lấy 1 lòng trắng trứng, đánh tan, cho vào nồi nước dùng, khuấy đều lên cho bọt cuốn vào đó rồi hớt ra, nước dùng sẽ trong trở lại.