Ở giai đoạn hiện tại, việc mua nhà cần được tiếp cận một cách cẩn thận. Nếu nhớ kỹ “mua cũ, mua lớn, không mua ba”, bạn sẽ giảm thiểu được rủi ro khi mua nhà đáng kể.
Mua nhà phải mua cũ
Ở đây, “cũ” không chỉ ám chỉ nhà đã cũ kỹ mà là nhà đã được xây dựng, cụ thể là hãy tránh mua nhà đang trong quá trình xây dựng, chưa bàn giao. Lý do chính để không mua những kiểu nhà này là sự chậm trễ bàn giao, thậm chí dự án bị bỏ hoang.
Một khi chủ đầu tư gặp vấn đề lớn về tài chính, “cam kết bàn giao nhà” chỉ còn là khẩu hiệu. Khi đó, việc chậm trễ còn có thể chấp nhận được, nhưng một khi dự án bị bỏ hoang, đó sẽ là cơn ác mộng của người mua nhà.
Muốn tránh khỏi những rắc rối này, cách tốt nhất là không đụng vào chúng nếu có thể. Ngoài ra, nhà đã bàn giao còn có thể kiểm tra thực tế và có thể đánh giá chất lượng nhà cửa.
Mua nhà phải mua lớn
Điều này khá dễ hiểu, đó là trong khả năng kinh tế của mình, hãy cố gắng mua nhà có diện tích lớn. Lý do cho điều này xuất phát từ hai khía cạnh.
Một là, trải nghiệm sống
Nhà có diện tích lớn mang lại không gian sống rộng rãi, trải nghiệm sống tốt hơn, ngay cả khi sau này có thêm con cái, cha mẹ đến giúp đỡ cũng không lo chật chội.
Hai là, dễ bán hơn khi cần
Nhà có diện tích lớn trên thị trường nhà ở cũ có lợi thế tự nhiên, bởi mọi người khi mua nhà đều muốn một căn diện tích lớn.
Tóm lại, nếu tài chính không đủ, không cần phải miễn cưỡng tập trung vào những căn hộ nhỏ, hoàn toàn có thể chờ đợi thêm một thời gian, chờ đợi giá nhà giảm thêm, chờ đợi chính sách ưu đãi tiếp tục được đưa ra để mua một căn hộ có diện tích lớn.
Mua nhà “không mua ba”
Loại đầu tiên, là những khu dân cư cũ kỹ
Chỉ xét về trải nghiệm sống, những khu dân cư cũ kỹ thực sự không tốt. Khó khăn trong việc đậu xe, ít cây xanh, dây điện lộn xộn, mái nhà bị thấm, vôi vữa bong tróc, không có hệ thống điều hòa phù hợp…
Cư dân trong các khu phố cũ, chắc chắn sẽ hiểu rõ về những vấn đề này. Hiện nay, dù chính phủ đang tích cực thúc đẩy công tác cải tạo khu dân cư cũ, cải thiện đáng kể môi trường sống. Nhưng dù sao đi nữa, vấn đề “nhà quá cũ” không được giải quyết, liệu sau này có vấn đề gì không, sau khi cải tạo có quay về như cũ không, ai cũng không thể chắc chắn. Vì vậy, nếu không có nhu cầu cấp thiết, tốt nhất là không nên chạm vào.
Loại thứ hai, là những căn nhà không có pháp lý rõ ràng
Chúng có giá rẻ, nhưng khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, bạn sẽ phải mất rất nhiều chi phí khác, cuối cùng không rẻ hơn bao nhiêu.
Điều đáng lo ngại nhất không phải là vấn đề bù giá, mà là không thể cấp được giấy chứng nhận quyền sử dụng căn hộ, có thể do tranh chấp, kiện tụng hoặc những căn hộ xây vượt phép… Những sự kiện tương tự có thể thấy trên các phương tiện truyền thông, đây là nhược điểm khi mua loại nhà này.
Loại thứ ba, là nhà ở ngoại ô
Việc đi lại hàng ngày, nhà ở ngoại ô không được ưa chuộng, chi phí đi lại quá cao. Còn một số ít người làm việc ở thành phố khác, mua nhà ở ngoại ô thành phố lân cận, lái xe hoặc chọn phương tiện giao thông khác để đi làm, thực sự sống một cuộc sống mệt mỏi với việc đi sớm về muộn.
Xét từ một khía cạnh khác, nhà ở ngoại ô đang dần bị “bỏ rơi”. Bất động sản của chúng ta đang ở giai đoạn chuyển đổi quan trọng, trong bối cảnh giao dịch thị trường đang ở mức thấp, các chủ đầu tư bất động sản đã bắt đầu thay đổi chiến lược đầu tư.
Từ các thành phố cấp ba, cấp bốn thu hẹp về các thành phố cấp một, cấp hai, từ ngoại ô thu hẹp về trung tâm thành phố.
Thêm vào đó, xét về tình hình giao dịch, nhà ở khu vực trung tâm vẫn được ưa chuộng, nhiều dự án ở ngoại ô giảm giá cũng không bán được.