Mới đây, nước ta đã ghi nhận trường hợp không qua khỏi do mắc cúm A (H5N1). Tính từ năm 2003 đến nay, cả nước đã ghi nhận 128 người nhiễm cúm A(H5N1), trong đó có 65 người không qua khỏi (chiếm 50,8% số ca bệnh được phát hiện). Cho đến này, dịch cúm gia cầm vẫn được ghi nhận rải rác ở một số địa phương.

Hiện nay, chúng ta đang ở giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi để các loại mầm bệnh phát triển mạnh hơn. Theo nhận định của Bộ Y tế, thời gian tới đây, chúng ta vẫn phải đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn trong việc cúm gia cầm lây sang người.

BS Lê Văn Thiệu, khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết con người có thể bị nhiễm cúm gia cầm cho tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh trong quá trình chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, chế biến hoặc tiêu tụ các sản phẩm liên quan đến gia cầm chưa được nấu chín/chế biến không hợp vệ sinh.

Trong số đó, nhiều món ăn là khoái khẩu của người Việt tiềm ẩn nguy cơ lây cúm gia cầm cho con người.

Điển hình là món tiết canh. Đây là món ăn làm từ huyết của các loại gia cầm, phổ biến nhất là món tiết canh vịt. Món này được nhiều người ưa chuộng vì nghĩ rằng nó không chứa vi khuẩn liên cầu lợn như tiết canh lợn. Tuy nhiên, dù là tiết canh của loài động vật nào thì nó vẫn chứa hàng loạt mầm bệnh do không được nấu chín ở nhiệt độ thích hợp.
Tiết canh là một trong những món ăn tiềm ẩn nguy cơ mang nhiều mầm bệnh có hại cho người sử dụng.

Tiết canh là một trong những món ăn tiềm ẩn nguy cơ mang nhiều mầm bệnh có hại cho người sử dụng.

Nếu con vật mang virus H5N1 thì tiết canh của nó chính là nguồn lây bệnh. Ăn tiết canh chính là cách đưa trực tiếp các loại virus vào cơ thể.

Ngoài ra, các loại thịt gia cầm chưa được nấu chín kỹ, vẫn còn sống, tái cũng là một trong những nguồn có khả năng làm lây nhiễm H5N1 cho con người. Các loại chim trời cũng tiềm ẩn nguy cơ mang mầm bệnh trong khi đó nhiều người chuộng cách chế biến tái để giữ được độ ngọt, bổ của chúng.

Món trứng chưa được nấu chín cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm cho con người. Nếu trứng có chứa virus H5N1 thì khi các loại trứng sống, trứng chần, trứng lòng đào, còn người chắc chắn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị nhiễm bệnh. Do đó, người dân chỉ nên mua trứng từ các cơ sở có uy tín, không sử dụng trứng đã bị nứt vỏ, có lỗ, có vết bẩn trên vỏ để làm các món trứng chần, trứng lòng đào.


Trứng chưa được nấu chín cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh cho con người.

Trứng chưa được nấu chín cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh cho con người.

Chủng A(H5N1) là chủng cúm có độc lực cao. Người nhiễm bệnh thường có diễn tiến nặng và tỷ lệ người bệnh không qua khỏi cao. Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện nay chúng ta chưa có thuộc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc xin phòng ngừa cho bệnh cúm gia cầm trên người. Ngoài ra, cũng chưa có bằng chứng xác thực cho việc cúm A(H5N1) có thể lây trực tiếp từ người sang người.