×

Lợi ích của việc bỏ đá lạnh vào khi hầm xương

Bạn có thể hầm xương để nấu canh, lấy nước dùng nấu nhiều món ăn khác. Nồi xương hầm đạt tiêu chuẩn thường có yêu cầu về độ trong, độ ngọt của nước, phần thịt mềm, không hôi. Thông thường, bạn sẽ phải hầm xương khá lâu để có nước dùng thơm ngon và thịt mềm tan trong miệng. Để rút ngắn thời gian nấu mà vẫn đảm bảo nồi xương hầm thơm ngon, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây.

Hầm xương bằng đá lạnh

Bạn có thể cảm thấy cách hầm xương bằng đá lạnh nghe hơi xa lạ. Tuy nhiên, đây là một trong những mẹo nhỏ để thịt nhanh mềm, nước dùng trong.

Đầu tiên, xương mua về cần được rửa với nước sạch để loại bỏ các chất bẩn trên bề mặt. Sau đó, bạn có thể ngâm xương trong nước muối loãng khoảng 1 tiếng cho phần máu thừa tiết hết ra ngoài, giúp giảm mùi hôi, giữ cho nước dùng trong hơn. Cách này đặc biệt hiệu quả nếu bạn nấu xương bò.

Vớt xương đã ngâm nước ra, rửa lại bằng nước sạch. Cho xương vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi trong khoảng 5 phút. Làm như vậy để khử mùi hôi và loại bỏ các chất bẩn trong xương.

Xương đã chần sơ cần được rửa sạch trước khi đem đi hầm.

Cho xương đã sơ chế vào nồi. Thêm một số loại rau củ (củ cải, cà rốt…), một ít hành baro hoặc hành củ. Cho đá lạnh lên trên. Có thể sử dụng đá lạnh thay cho nước lọc. Cách này giúp phần thịt chín từ từ, nhanh mềm, có mùi thơm ngon hơn.
Hầm xương với đá lạnh là cách giúp phần thịt nhanh nhừ, nước dùng trong.

Hầm xương với đá lạnh là cách giúp phần thịt nhanh nhừ, nước dùng trong.

Tùy vào số lượng xương cần hầm, bạn có thể điều chỉnh thời gian nấu cho phù hợp. Trong quá trình nấu, thường xuyên dùng muôi vớt bỏ lớp bọt nổi lên trên để nước dùng được trong.

Kiểm tra độ chính của xương xem đã phù hợp chưa. Sau đó, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.

Một số mẹo hầm xương khác

– Chọn xương

Tùy theo món ăn mà bạn có thể chọn phần xương cho phù hợp. Thông thường, phần xương ống sẽ dùng để hầm lâu và chủ yếu để lấy nước dùng. Các phần xương sườn, sườn non, móng giò… nhiều thịt hơn, thích hợp với các món canh.

Bạn cũng có thể chọn xương lợn hoặc xương bò tùy theo món ăn.

– Sơ chế xương

Xương mua về rửa với nước sạch. Chặt miếng vừa ăn rồi ngâm trong trong nước lạnh khoảng 30-60 phút cho hết phần máu thừa.

Sau đó, chần xương qua nước sôi để tiếp tục loại bỏ tạp chất và khử mùi hôi. Rửa sạch xương đã chần và chuẩn bị đem đi hầm.

– Hầm xương với các loại rau củ

Để xương hầm nhanh nhừ và có vị ngon ngọt, bạn có thể bỏ thêm các loại rau củ vào nấu chung.

Có thể dùng củ cải, cà rốt, dứa, hành tây… để tạo độ thơm ngọt cho nước.

Ngoài ra, thêm hành khô, hành lá, rễ mùi, sả, gừng… cũng giúp canh thơm ngon hơn. Tùy theo khẩu vị và món ăn mà bạn muốn chế biến, có thể thêm các loại gia vị phù hợp.

Related Posts

Loại rau ở Việt Nam mọc dại ít ai ăn, qua Nhật Bản lại được xem là giúp trường thọ, giá trên trời

Rau khoai lang là loại rau phổ biến dễ trồng, không chăm sóc cũng dễ lên, mọc bò lan đầy mặt đất. Trước đây rau khoai lang…

Ăn tôm nhất định phải vứt bỏ đi 3 phần này vì rất nhiều kim loại nặng

Một số bộ phận của tôm lại chứa ít chất dinh dưỡng và có thể tích tụ các kim loại nặng, gây hại cho cơ thể khi…

Công bố 7 món ăn có ngon đến mấy cũng không được để qua đêm

Nhiều người có thói quen sử dụng thực phẩm để qua đêm vì tiện lợi và tránh lãng phí. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng…

Bí quyết nấu cơm ngon dẻo thơm chỉ cần 1 nguyên liệu nhà nào cũng có sãn

Trong căn bếp của mỗi gia đình Việt, gạo và cơm là linh hồn của bữa ăn. Nhưng bạn có biết rằng, chỉ với một nguyên liệu…

Tục ngữ dân gian Việt Nam có câu: “Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn” có đúng không?

1. Quan niệm dân gian và cái nhìn từ phong thủy Người xưa bảo: Vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn, có đúng không? Trong tử…

Rùng mình dâu tây giá rẻ chỉ 35k/hộp tràn lan trên vỉa hè: Ăn vào có ngày gặp thứ này!

Dâu tây ngon, giá rẻ nhưng có thể nhiều thuốc sâu Dâu tây, một loại trái cây từng được coi là xa xỉ với giá thành cao…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *